Nâng cấp hay chuyển đổi mô hình? Những tác động tiêu cực của xu hướng thay thế chợ truyền thống bằng các siêu thị và trung tâm thương mại đang diễn ra tại nhiều đô thị hiện nay gây không ít bức xúc.
Đó là những ý kiến được tranh luận sôi nổi tại hội thảo "Mô hình tổ chức, quản lý chợ truyền thống trong đô thị Việt Nam," do Bộ Công Thương tổ chức chiều 20/6, tại Hà Nội.
Sức hút chợ truyền thống
Theo thống kê của Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương, hiện nay cả nước có hơn 8.500 chợ truyền thống, hơn 600 siêu thị, khoảng 102 trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích.
Riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 411 chợ, trong đó số chợ đã phân hạng là 380 chợ, bao gồm 3 chợ đầu mối, 12 chợ hàng 1; 69 chợ hạng 2 và 299 chợ hạng 2. Bình quân mỗi quận, huyện, thị xã có 14 chợ, mỗi chợ phục vụ khoảng gần 15.200 người.
Ước tính, các mặt hàng rau quả, các sản phẩm phân phối trong trung tâm thương mại và siêu thị chỉ chiếm dưới 5% tổng số nhu cầu của người dân, trong khi các chợ truyền thống chiếm từ 45-50% và 40-45% thuộc về những người bán rong.
Theo Tiến sỹ Hoàng Thọ Xuân, Viện Nghiên cứu Thương mại, ở nước ta, chợ truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa, hồn quốc Việt, thể hiện trong giao dịch và trong văn hóa của chợ. Hàng hóa ở chợ có ưu điểm thường là tươi mới, phong phú, đặc trưng cho vùng miền và có giá rẻ; người dân giao dịch tự do, thoải mái mặc cả, thuận mua vừa bán.
Đồng thời đây cũng là nơi giao lưu mua bán với các mặt hàng đa dạng, là kênh phân phối các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm tươi sống, đặc biệt đóng vai trò quan trọng đối với người tiêu dùng nghèo.
Qua một số khảo sát của cơ quan chức năng, khách nước ngoài và nhiều tổ chức quốc tế cũng đánh giá rất cao văn hóa truyền thống của chợ Việt Nam và thực tế cho thấy, dù chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ mô hình bán lẻ hiện đại thì chợ truyền thống vẫn phát triển.
Theo Tiến sỹ Stephanie Geertman, thuộc tổ chức HealthBridge của Canada, khi hầu hết các chợ truyền thống trong đô thị đều được nâng cấp để trở thành các trung tâm thương mại, siêu thị hay cửa hàng tiện ích sẽ làm mất đi những giá trị về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.
Ngoài ra, nếu quá tập trung vào phát triển kênh bán lẻ hiện đại, quyền kiểm soát nguồn cung thực phẩm trên thị trường sẽ được giao cho các công ty tư nhân và việc kiểm soát thị trường cũng sẽ khó khăn hơn.
"Chợ thực phẩm được coi là tài sản quan trọng đóng vai trò chủ chốt tạo ra bản sắc của khu dân cư," Tiến sỹ Stephanie Geertman nói.
Nâng cấp hay chuyển đổi?
Không thể phủ nhận những lợi ích mà chợ truyền thống đem lại cho người tiêu dùng trong các đô thị hiện nay. Nhưng nâng cấp hay chuyển đổi mô hình quản lý vẫn là những thách thức đặt ra trong thời gian tới.
Bài học từ việc cải tạo và xây dựng một số chợ theo mô hình trung tâm thương mại như Cửa Nam, Ô Chợ Dừa, Hàng Da... ở Hà Nội như hiện nay, về mô hình và ý tưởng thì hay, nhưng trên thực tế lại không gắn với nhu cầu cộng đồng của người dân và quản lý không được như mong muốn.
Theo ông Nguyễn Văn Đồng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cần xem lại mô hình chợ truyền thống thành siêu thị hoặc trung tâm thương mại như trên, bởi lẽ chi phí thuê mặt bằng tăng, đã ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí bán hàng và gây khó khăn cho bà con tiểu thương.
Hơn nữa, do tập quán tiêu dùng nên khi chuyển đổi mô hình thì bản thân nhiều người dân cũng không vào mua, gây lãng phí đầu tư.
Đồng quan điểm này, Tiến sỹ Hoàng Thọ Xuân cũng cho rằng, không nên áp dụng mô hình siêu thị vào chợ truyền thống, để đảm bảo sự đi lại thông thoáng, thuận tiện mua bán của người dân thì Bộ Công Thương và các địa phương cần có định hướng trong việc sắp xếp quy hoạch chợ và phải có vị trí, địa điểm phù hợp.
Bên cạnh đó, phải tổ chức đào tạo nghiệp vụ để nâng cao năng lực quản lý cho các Ban Quản lý chợ, không nên để chợ hiện đại phát triển tràn lan như một số thành phố lớn hiện nay, cụ thể là có kiến trúc đẹp, nhưng phải phù hợp với thực tế, cần có mô hình quản lý và định rõ chức năng, quyền hạn và gắn quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm quản lý phát triển chợ của họ với một tổ chức, đơn vị ở địa phương…
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hoạt động thương mại nội địa liên tục phát triển, năm 2011 tốc độ tăng trưởng là 24,3%, tương đương 99 tỷ USD, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các chợ truyền thống.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xử lý hài hòa giữa việc rà soát, phân loại chợ, có thái độ ứng xử khéo léo trong việc xây dựng, phát triển chợ để đảm bảo duy trì chợ truyền thống và lợi ích của người dân.
Trong đề án Phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Bộ Công Thương đã tham mưu cho Chính phủ tiếp tục duy trì, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của chợ truyền thống.
Trong đó, sẽ khuyến khích ưu đãi đầu tư đối với các chủ thể bỏ vốn đầu tư phát triển chợ thuộc các thành phần kinh tế và Nghị định 108 (sửa đổi) và sẽ được hưởng chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư, bao gồm cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương đối với chợ hạng II, hạng III tùy theo vị trí, địa điểm, trọng tâm là chợ khu vực nông thôn, miền núi. Đối với chợ hạng I ở đô thị thì tập trung huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất hiện nay là chúng ta chưa có Luật về Chợ, nên việc xây dựng Thông tư hướng dẫn về chợ là rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, Ngành và địa phương… để sớm hoàn thiện Luật, giúp cho công tác hướng dẫn, triển khai thúc đẩy hoạt động chợ hiệu quả hơn.
"Hãy làm sạch thay xóa bỏ các chợ để thay thế chúng bằng những siêu thị hay các chuỗi cửa hàng tiện ích lạnh lùng, vô cảm. Điều quan trọng là tiếng nói của người bán hàng và khách hàng cần được cơ quan chức năng lắng nghe khi xây dựng kế hoạch cải tạo lại chợ," Tiến sỹ Stephanie Geertman nêu ý kiến./.
Đó là những ý kiến được tranh luận sôi nổi tại hội thảo "Mô hình tổ chức, quản lý chợ truyền thống trong đô thị Việt Nam," do Bộ Công Thương tổ chức chiều 20/6, tại Hà Nội.
Sức hút chợ truyền thống
Theo thống kê của Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương, hiện nay cả nước có hơn 8.500 chợ truyền thống, hơn 600 siêu thị, khoảng 102 trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích.
Riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 411 chợ, trong đó số chợ đã phân hạng là 380 chợ, bao gồm 3 chợ đầu mối, 12 chợ hàng 1; 69 chợ hạng 2 và 299 chợ hạng 2. Bình quân mỗi quận, huyện, thị xã có 14 chợ, mỗi chợ phục vụ khoảng gần 15.200 người.
Ước tính, các mặt hàng rau quả, các sản phẩm phân phối trong trung tâm thương mại và siêu thị chỉ chiếm dưới 5% tổng số nhu cầu của người dân, trong khi các chợ truyền thống chiếm từ 45-50% và 40-45% thuộc về những người bán rong.
Theo Tiến sỹ Hoàng Thọ Xuân, Viện Nghiên cứu Thương mại, ở nước ta, chợ truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa, hồn quốc Việt, thể hiện trong giao dịch và trong văn hóa của chợ. Hàng hóa ở chợ có ưu điểm thường là tươi mới, phong phú, đặc trưng cho vùng miền và có giá rẻ; người dân giao dịch tự do, thoải mái mặc cả, thuận mua vừa bán.
Đồng thời đây cũng là nơi giao lưu mua bán với các mặt hàng đa dạng, là kênh phân phối các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm tươi sống, đặc biệt đóng vai trò quan trọng đối với người tiêu dùng nghèo.
Qua một số khảo sát của cơ quan chức năng, khách nước ngoài và nhiều tổ chức quốc tế cũng đánh giá rất cao văn hóa truyền thống của chợ Việt Nam và thực tế cho thấy, dù chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ mô hình bán lẻ hiện đại thì chợ truyền thống vẫn phát triển.
Theo Tiến sỹ Stephanie Geertman, thuộc tổ chức HealthBridge của Canada, khi hầu hết các chợ truyền thống trong đô thị đều được nâng cấp để trở thành các trung tâm thương mại, siêu thị hay cửa hàng tiện ích sẽ làm mất đi những giá trị về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.
Ngoài ra, nếu quá tập trung vào phát triển kênh bán lẻ hiện đại, quyền kiểm soát nguồn cung thực phẩm trên thị trường sẽ được giao cho các công ty tư nhân và việc kiểm soát thị trường cũng sẽ khó khăn hơn.
"Chợ thực phẩm được coi là tài sản quan trọng đóng vai trò chủ chốt tạo ra bản sắc của khu dân cư," Tiến sỹ Stephanie Geertman nói.
Nâng cấp hay chuyển đổi?
Không thể phủ nhận những lợi ích mà chợ truyền thống đem lại cho người tiêu dùng trong các đô thị hiện nay. Nhưng nâng cấp hay chuyển đổi mô hình quản lý vẫn là những thách thức đặt ra trong thời gian tới.
Bài học từ việc cải tạo và xây dựng một số chợ theo mô hình trung tâm thương mại như Cửa Nam, Ô Chợ Dừa, Hàng Da... ở Hà Nội như hiện nay, về mô hình và ý tưởng thì hay, nhưng trên thực tế lại không gắn với nhu cầu cộng đồng của người dân và quản lý không được như mong muốn.
Theo ông Nguyễn Văn Đồng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cần xem lại mô hình chợ truyền thống thành siêu thị hoặc trung tâm thương mại như trên, bởi lẽ chi phí thuê mặt bằng tăng, đã ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí bán hàng và gây khó khăn cho bà con tiểu thương.
Hơn nữa, do tập quán tiêu dùng nên khi chuyển đổi mô hình thì bản thân nhiều người dân cũng không vào mua, gây lãng phí đầu tư.
Đồng quan điểm này, Tiến sỹ Hoàng Thọ Xuân cũng cho rằng, không nên áp dụng mô hình siêu thị vào chợ truyền thống, để đảm bảo sự đi lại thông thoáng, thuận tiện mua bán của người dân thì Bộ Công Thương và các địa phương cần có định hướng trong việc sắp xếp quy hoạch chợ và phải có vị trí, địa điểm phù hợp.
Bên cạnh đó, phải tổ chức đào tạo nghiệp vụ để nâng cao năng lực quản lý cho các Ban Quản lý chợ, không nên để chợ hiện đại phát triển tràn lan như một số thành phố lớn hiện nay, cụ thể là có kiến trúc đẹp, nhưng phải phù hợp với thực tế, cần có mô hình quản lý và định rõ chức năng, quyền hạn và gắn quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm quản lý phát triển chợ của họ với một tổ chức, đơn vị ở địa phương…
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hoạt động thương mại nội địa liên tục phát triển, năm 2011 tốc độ tăng trưởng là 24,3%, tương đương 99 tỷ USD, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các chợ truyền thống.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xử lý hài hòa giữa việc rà soát, phân loại chợ, có thái độ ứng xử khéo léo trong việc xây dựng, phát triển chợ để đảm bảo duy trì chợ truyền thống và lợi ích của người dân.
Trong đề án Phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Bộ Công Thương đã tham mưu cho Chính phủ tiếp tục duy trì, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của chợ truyền thống.
Trong đó, sẽ khuyến khích ưu đãi đầu tư đối với các chủ thể bỏ vốn đầu tư phát triển chợ thuộc các thành phần kinh tế và Nghị định 108 (sửa đổi) và sẽ được hưởng chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư, bao gồm cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương đối với chợ hạng II, hạng III tùy theo vị trí, địa điểm, trọng tâm là chợ khu vực nông thôn, miền núi. Đối với chợ hạng I ở đô thị thì tập trung huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất hiện nay là chúng ta chưa có Luật về Chợ, nên việc xây dựng Thông tư hướng dẫn về chợ là rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, Ngành và địa phương… để sớm hoàn thiện Luật, giúp cho công tác hướng dẫn, triển khai thúc đẩy hoạt động chợ hiệu quả hơn.
"Hãy làm sạch thay xóa bỏ các chợ để thay thế chúng bằng những siêu thị hay các chuỗi cửa hàng tiện ích lạnh lùng, vô cảm. Điều quan trọng là tiếng nói của người bán hàng và khách hàng cần được cơ quan chức năng lắng nghe khi xây dựng kế hoạch cải tạo lại chợ," Tiến sỹ Stephanie Geertman nêu ý kiến./.
Đức Duy (Vietnam+)