Chỉ vài chiếc ghế nhựa nhỏ, can nước đầy ắp, chiếc giỏ nhựa bày biện nào thuốc, cốc, kẹo là những quán trà đá ven đường đã trở thành điểm nghỉ chân lý tưởng cho phụ huynh đợi con thi đại học.
Đến hẹn lại lên, mỗi năm một lần phụ huynh và thí sinh từ khắp các tỉnh thành ùn ùn đổ về thành phố tham dự kỳ thi đại học. Không bỏ qua cơ hội có một không hai, các hàng quán tại điểm thi mọc lên như nấm, nhiều quán tự động tăng giá với cớ... phục vụ nhiệt tình cho phụ huynh và sỹ tử mùa thi.
Đỗ chiếc xe sát vỉa hè gần cổng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, hai vợ chồng chị Phạm Thị Vân mở một quán nước “di động” phục vụ cho người nhà sỹ tử đợi thi. anh chị đã dậy từ 5 giờ sáng lọ mọ đi tới địa điểm thi để bán hàng nước.
Từ sáng tới giờ, quán chị Vân lúc nào cũng đông nghịt khách, thậm chí không còn ghế để ngồi. Khách hàng đa phần vào quán chị chỉ để kiếm chỗ đợi con thi.
Chị Vân nhẩm tính, bán hàng nước mùa thi đợt này bằng bán hàng cả tháng ở gần nhà. Giá cả đắt hơn đôi chút vì chả mấy khi được dịp.
Mặc dù đã mang theo đồ nghề làm ăn nhưng do lượng khách quá đông nên anh nhà chị liên tục phải đi lấy hàng về.
Quệt giọt mồ hôi trên mặt, áo ướt sũng mồ hôi, anh Hải chồng chị tươi rón bảo, khách đông nên liên tục chạy, vất vả nhưng được cái lợi nhuận thu về cũng khá khẩm, hi vọng tiền nước đủ đóng học phí cho hai đứa ở nhà.
Đợi cậu con trai vào làm bài thi, bác Khoa (Thái Bình) thấy có quán nước gần đó vội nhanh chân lao vào. Thế nhưng, tới lúc thanh toán tiền, bác Khoa mới “tá hỏa” khi nhận ra, giá cốc nước tới tận 15.000 đồng.
“Một cốc trà đá có giá 15.000 đồng, đắt thật đấy. Ở quê cứ làm một nắm chè, uống cả ngày. Hỏi ra mới biết, hóa ra, quán bán nước nhưng thu thêm cả tiền thuê ghế ngồi,” bác Khoa ngao ngán.
Không chỉ bán nước, dịp này, nhiều người cũng nghĩ ra các chiêu trò như thuê quạt, dịch vụ gọi điện thoại… cũng có dịp chặt chém phụ huynh.
Giá cả của loại hình này đều “trên trời”, một chiếc quạt thuê vào 10.000 đồng, gọi điện thoại tính 5.000 đồng/phút. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh bằng lòng chấp nhận do thời gian đợi thí sinh làm bài thi quá lâu.
“Lên Thủ đô cái gì cũng đắt đỏ, thôi thì chịu vậy, đằng nào mình cũng đợi mất hàng tiếng đồng hồ. Đồng tiền bỏ ra cũng là mua chỗ ngồi trong lúc đợi con,” bác Khoa tâm sự.
Khu vực quanh cổng trường Đại học giao thông Vận tải Hà Nội thường ngày vốn khá thoáng thì nay cũng đã ngột ngạt đến khó thở.
Mấy chục mét từ phía cổng trường đổ lên đường Đê La Thành, mười mấy quán cóc vỉa hè lạ hoắc, chỉ qua một đêm bỗng đua nhau mọc lên ầm ầm.
Chẳng chịu kém phần, mấy chiếc xe bán bánh mỳ rong cũng nhanh chóng nhập cuộc khu vực này. Chỉ trừ phía cổng trường đã được lực lượng chức năng dùng dây chăng kín, mấy chiếc xe bán bành mỳ kềnh càng đều chịu khó lăn bánh đi dọc khu vực nhà chờ xe buýt.
Góp thêm vào khung cảnh chật ních ấy, một hàng dài xe máy cũng ken cứng nhau đỗ phía ngoài cổng trường làm cho cả một góc phố chẳng còn chỗ trống.
Chị Thơm, chủ quán nước di động khu vực này bảo, thường ngày, hai vợ chồng chị mở quán nước mãi phía đường Bưởi nhưng sáng nay phải chia quân đôi ngả. Anh ở nhà trông hàng. Chị với thẳng nhỏ đạp xe lên đấy chiếm chỗ từ sớm.
Ngoài trà đá, nước mía, sáng nay, dậy nhìn trời nắng, chị còn khệ nệ bê theo cả xấp quạt giấy. Riêng nhà chị cũng kiếm được kha khá cho mỗi chiếc quạt mỏng tang có giá tới 10.000 đồng.
"Cả năm mới có một dịp tranh thủ. Giá bán cũng vẫn vậy, vì phần đông đều là người các tỉnh lên Hà Nội," chị Thơm nói.
Giá cốc nước, điếu thuốc chị Thơm bán chẳng tăng nhưng cái mức thường ngày vẫn thế ấy vẫn làm nhiều phụ huynh hết hồn.
Anh Đỗ Văn Túc, quê Yên Bái bảo, từ sáng tới giờ, riêng tiền nước đã làm anh giật mình. Chỉ riêng cốc nước sấu và điếu thuốc, chị chủ quán đã hét giá 20.000 đồng. Anh nghe thế giật nảy nhưng cũng chẳng dám than vãn gì. Trời nắng mưa thất thường, không ngồi quán thì anh cũng dám lang thang vì mệt./.
Đến hẹn lại lên, mỗi năm một lần phụ huynh và thí sinh từ khắp các tỉnh thành ùn ùn đổ về thành phố tham dự kỳ thi đại học. Không bỏ qua cơ hội có một không hai, các hàng quán tại điểm thi mọc lên như nấm, nhiều quán tự động tăng giá với cớ... phục vụ nhiệt tình cho phụ huynh và sỹ tử mùa thi.
Đỗ chiếc xe sát vỉa hè gần cổng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, hai vợ chồng chị Phạm Thị Vân mở một quán nước “di động” phục vụ cho người nhà sỹ tử đợi thi. anh chị đã dậy từ 5 giờ sáng lọ mọ đi tới địa điểm thi để bán hàng nước.
Từ sáng tới giờ, quán chị Vân lúc nào cũng đông nghịt khách, thậm chí không còn ghế để ngồi. Khách hàng đa phần vào quán chị chỉ để kiếm chỗ đợi con thi.
Chị Vân nhẩm tính, bán hàng nước mùa thi đợt này bằng bán hàng cả tháng ở gần nhà. Giá cả đắt hơn đôi chút vì chả mấy khi được dịp.
Mặc dù đã mang theo đồ nghề làm ăn nhưng do lượng khách quá đông nên anh nhà chị liên tục phải đi lấy hàng về.
Quệt giọt mồ hôi trên mặt, áo ướt sũng mồ hôi, anh Hải chồng chị tươi rón bảo, khách đông nên liên tục chạy, vất vả nhưng được cái lợi nhuận thu về cũng khá khẩm, hi vọng tiền nước đủ đóng học phí cho hai đứa ở nhà.
Đợi cậu con trai vào làm bài thi, bác Khoa (Thái Bình) thấy có quán nước gần đó vội nhanh chân lao vào. Thế nhưng, tới lúc thanh toán tiền, bác Khoa mới “tá hỏa” khi nhận ra, giá cốc nước tới tận 15.000 đồng.
“Một cốc trà đá có giá 15.000 đồng, đắt thật đấy. Ở quê cứ làm một nắm chè, uống cả ngày. Hỏi ra mới biết, hóa ra, quán bán nước nhưng thu thêm cả tiền thuê ghế ngồi,” bác Khoa ngao ngán.
Không chỉ bán nước, dịp này, nhiều người cũng nghĩ ra các chiêu trò như thuê quạt, dịch vụ gọi điện thoại… cũng có dịp chặt chém phụ huynh.
Giá cả của loại hình này đều “trên trời”, một chiếc quạt thuê vào 10.000 đồng, gọi điện thoại tính 5.000 đồng/phút. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh bằng lòng chấp nhận do thời gian đợi thí sinh làm bài thi quá lâu.
“Lên Thủ đô cái gì cũng đắt đỏ, thôi thì chịu vậy, đằng nào mình cũng đợi mất hàng tiếng đồng hồ. Đồng tiền bỏ ra cũng là mua chỗ ngồi trong lúc đợi con,” bác Khoa tâm sự.
Khu vực quanh cổng trường Đại học giao thông Vận tải Hà Nội thường ngày vốn khá thoáng thì nay cũng đã ngột ngạt đến khó thở.
Mấy chục mét từ phía cổng trường đổ lên đường Đê La Thành, mười mấy quán cóc vỉa hè lạ hoắc, chỉ qua một đêm bỗng đua nhau mọc lên ầm ầm.
Chẳng chịu kém phần, mấy chiếc xe bán bánh mỳ rong cũng nhanh chóng nhập cuộc khu vực này. Chỉ trừ phía cổng trường đã được lực lượng chức năng dùng dây chăng kín, mấy chiếc xe bán bành mỳ kềnh càng đều chịu khó lăn bánh đi dọc khu vực nhà chờ xe buýt.
Góp thêm vào khung cảnh chật ních ấy, một hàng dài xe máy cũng ken cứng nhau đỗ phía ngoài cổng trường làm cho cả một góc phố chẳng còn chỗ trống.
Chị Thơm, chủ quán nước di động khu vực này bảo, thường ngày, hai vợ chồng chị mở quán nước mãi phía đường Bưởi nhưng sáng nay phải chia quân đôi ngả. Anh ở nhà trông hàng. Chị với thẳng nhỏ đạp xe lên đấy chiếm chỗ từ sớm.
Ngoài trà đá, nước mía, sáng nay, dậy nhìn trời nắng, chị còn khệ nệ bê theo cả xấp quạt giấy. Riêng nhà chị cũng kiếm được kha khá cho mỗi chiếc quạt mỏng tang có giá tới 10.000 đồng.
"Cả năm mới có một dịp tranh thủ. Giá bán cũng vẫn vậy, vì phần đông đều là người các tỉnh lên Hà Nội," chị Thơm nói.
Giá cốc nước, điếu thuốc chị Thơm bán chẳng tăng nhưng cái mức thường ngày vẫn thế ấy vẫn làm nhiều phụ huynh hết hồn.
Anh Đỗ Văn Túc, quê Yên Bái bảo, từ sáng tới giờ, riêng tiền nước đã làm anh giật mình. Chỉ riêng cốc nước sấu và điếu thuốc, chị chủ quán đã hét giá 20.000 đồng. Anh nghe thế giật nảy nhưng cũng chẳng dám than vãn gì. Trời nắng mưa thất thường, không ngồi quán thì anh cũng dám lang thang vì mệt./.
Nhóm PV (Vietnam+)