Cảm thấy bực bội, cần giải tỏa? Hoặc đơn thuần chỉ vì bạn thấy buồn chán, cần mắng mỏ một ai đó cho… lên tinh thần? Hãy nhấc điện thoại và bấm số. Luôn có một người sẵn sàng lắng nghe, chỉ có điều bạn sẽ phải trả tiền cho việc xả stress đó.
Nghề “nghe chửi” đang nở rộ trên mạng ở Trung Quốc với hàng trăm cửa hàng online cung cấp dịch vụ lắng nghe, kể cả những lời chửi rủa từ người gọi.
Chỉ cần vào trang web www.taobao.com (trang mua bán online lớn nhất Trung Quốc), gõ vào từ khóa tiếng Trung “Ai mạt” (bị chửi), bạn sẽ nhanh chóng tìm thấy hàng trăm nhà cung cấp dịch vụ đặc biệt này.
Họ quảng cáo rất kêu như “thùng rác giải tỏa tâm hồn bạn,” “cung cấp niềm tin chống căng thẳng và chán nản,” “một lối thoát trút bỏ mặc cảm.. Với phí từ 1 Nhân dân tệ (NDT) đến 500 NDT, dịch vụ này đang thu hút không ít khách hàng.
Một chủ “doanh nghiệp nghe chửi” là Sihai cho biết nghề của anh là “cung cấp một lỗ tai nghe bất cứ điều gì khách hàng nói, kể cả chửi.” Một nhà kinh doanh khác nick Tiger thì phân chia dịch vụ thành ba hạng mục. Đắt nhất là nghe nguyền rủa qua điện thoại với giá 20NDT cho 5 phút (chưa tính cước phí điện thoại). Sau khi nhất trí, khách hàng sẽ được lựa chọn “người bị chửi” là nam hay nữ.
Tuy nhiên, chủ “doanh nghiệp” này cho rằng chửi rủa lâu có hại cho sức khỏe, vì vậy dịch vụ chỉ cung cấp tối đa ba lần một ngày với mỗi khách hàng!
Một dịch vụ bớt tốn kém hơn là nghe rủa xả trên QQ (mạng nhắn tin phổ biến ở Trung Quốc, tương tự Yahoo Messenger) với giá 10NDT cho 5 phút. Rẻ nhất là trút giận trên Wangwang, một công cụ kết nối người bán và người mua ở www.taobao.com, có giá chỉ 0,98NDT cho 5 phút.
Tiger cho biết các khách hàng của anh chủ yếu là nhân viên công sở chịu áp lực nặng nề. Thỉnh thoảng có cả những bà nội trợ muốn san sẻ nỗi đau sau khi phát hiện các ông chồng lừa dối: “Khách của tôi thường từ 20-30 tuổi và 40% là phụ nữ.”
Một nhà kinh doanh khác họ Li từ tỉnh Giang Tô nhận xét: “Một số khách hàng của tôi đơn giản chỉ là muốn trút bỏ giận dữ và căng thẳng xuất phát từ công việc. Những người khác muốn trò chuyện với ai đó để làm dịu những lo lắng. Tôi cảm thấy họ cởi mở hơn với người lạ, nhưng lại cố tránh những người thân như họ hàng, bạn bè hay đồng nghiệp.”
Zhang Hongbo, một giáo sư tâm lý tại trường Đại học Y tỉnh An Huy (Trung Quốc) cho rằng hiện tượng này bắt nguồn từ cuộc sống đầy sức ép mà nhiều người đang trải qua hiện nay cũng như vì Trung Quốc còn chưa phát triển được ngành nghề tư vấn tâm lý.
Theo Zhang, thường thì khi người quyết định trải lòng, mối lo ngại lớn nhất là được giữ gìn tính bí mật riêng tư. Internet rất thuận tiện và không phải là một lựa chọn tồi, nhưng chỉ với những ai bị căng thẳng mức độ nhẹ. Với các đối tượng stress tinh thần nặng nề, cách chửi rủa người lạ này chỉ có tác dụng giới hạn.
Chuyên gia trên khuyên khi gặp vấn đề tinh thần, mọi người nên đến khám bác sĩ tâm lý. Song cách này tốn kém và bất tiện khi phải lên lịch cũng như thời gian phù hợp với bác sĩ./.
Nghề “nghe chửi” đang nở rộ trên mạng ở Trung Quốc với hàng trăm cửa hàng online cung cấp dịch vụ lắng nghe, kể cả những lời chửi rủa từ người gọi.
Chỉ cần vào trang web www.taobao.com (trang mua bán online lớn nhất Trung Quốc), gõ vào từ khóa tiếng Trung “Ai mạt” (bị chửi), bạn sẽ nhanh chóng tìm thấy hàng trăm nhà cung cấp dịch vụ đặc biệt này.
Họ quảng cáo rất kêu như “thùng rác giải tỏa tâm hồn bạn,” “cung cấp niềm tin chống căng thẳng và chán nản,” “một lối thoát trút bỏ mặc cảm.. Với phí từ 1 Nhân dân tệ (NDT) đến 500 NDT, dịch vụ này đang thu hút không ít khách hàng.
Một chủ “doanh nghiệp nghe chửi” là Sihai cho biết nghề của anh là “cung cấp một lỗ tai nghe bất cứ điều gì khách hàng nói, kể cả chửi.” Một nhà kinh doanh khác nick Tiger thì phân chia dịch vụ thành ba hạng mục. Đắt nhất là nghe nguyền rủa qua điện thoại với giá 20NDT cho 5 phút (chưa tính cước phí điện thoại). Sau khi nhất trí, khách hàng sẽ được lựa chọn “người bị chửi” là nam hay nữ.
Tuy nhiên, chủ “doanh nghiệp” này cho rằng chửi rủa lâu có hại cho sức khỏe, vì vậy dịch vụ chỉ cung cấp tối đa ba lần một ngày với mỗi khách hàng!
Một dịch vụ bớt tốn kém hơn là nghe rủa xả trên QQ (mạng nhắn tin phổ biến ở Trung Quốc, tương tự Yahoo Messenger) với giá 10NDT cho 5 phút. Rẻ nhất là trút giận trên Wangwang, một công cụ kết nối người bán và người mua ở www.taobao.com, có giá chỉ 0,98NDT cho 5 phút.
Tiger cho biết các khách hàng của anh chủ yếu là nhân viên công sở chịu áp lực nặng nề. Thỉnh thoảng có cả những bà nội trợ muốn san sẻ nỗi đau sau khi phát hiện các ông chồng lừa dối: “Khách của tôi thường từ 20-30 tuổi và 40% là phụ nữ.”
Một nhà kinh doanh khác họ Li từ tỉnh Giang Tô nhận xét: “Một số khách hàng của tôi đơn giản chỉ là muốn trút bỏ giận dữ và căng thẳng xuất phát từ công việc. Những người khác muốn trò chuyện với ai đó để làm dịu những lo lắng. Tôi cảm thấy họ cởi mở hơn với người lạ, nhưng lại cố tránh những người thân như họ hàng, bạn bè hay đồng nghiệp.”
Zhang Hongbo, một giáo sư tâm lý tại trường Đại học Y tỉnh An Huy (Trung Quốc) cho rằng hiện tượng này bắt nguồn từ cuộc sống đầy sức ép mà nhiều người đang trải qua hiện nay cũng như vì Trung Quốc còn chưa phát triển được ngành nghề tư vấn tâm lý.
Theo Zhang, thường thì khi người quyết định trải lòng, mối lo ngại lớn nhất là được giữ gìn tính bí mật riêng tư. Internet rất thuận tiện và không phải là một lựa chọn tồi, nhưng chỉ với những ai bị căng thẳng mức độ nhẹ. Với các đối tượng stress tinh thần nặng nề, cách chửi rủa người lạ này chỉ có tác dụng giới hạn.
Chuyên gia trên khuyên khi gặp vấn đề tinh thần, mọi người nên đến khám bác sĩ tâm lý. Song cách này tốn kém và bất tiện khi phải lên lịch cũng như thời gian phù hợp với bác sĩ./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)