Ngày 21/9, tại thành phố Bà Rịa, Tổng Công ty Khí Việt Nam phối hợp với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức diễn tập xử lý thông tin ứng phó sự cố tràn dầu đường ống dẫn khí Bạch Hổ ngoài khơi thuộc Công ty Vận chuyển khí Đông Nam bộ quản lý.
Cuộc diễn tập có sự tham gia của nhiều lực lượng phối hợp của tỉnh và các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh như Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng, Sở Tài nguyên Môi trường, Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Khu vực III, Đài Thông tin duyên hải Vũng Tàu, Vùng Cảnh sát Biển III, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải Miền Nam, Công ty dịch vụ ứng cứu tràn dầu PVD, Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro…
Đây là lần đầu tiên các đơn vị chức năng chuyên về lĩnh vực ứng cứu sự cố tràn dầu trên địa bàn tổ chức cuộc diễn tập này.
Với tình huống giả định, tàu An Bình (Quốc tịch Việt Nam) trọng tải 15.000 tấn trên hành trình về Thành phố Hồ Chí Minh do sự cố máy chính, tàu đã thả neo khẩn cấp để sửa chữa tại vị trí cách bờ biển Long Hải (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) khoảng 50km. Lúc 8 giờ 40 phút mỏ neo va chạm vào đường ống dẫn khí gây vỡ ống.
Ngay lập tức, khí và condensate trong đường ống đã phun ra tạo thành một cột nước với các bong bóng khí lớn, sôi bùng trên mặt biển. Vùng khí đã gây khó thở cho các thuyền viên tàu An Bình và thuyền trưởng đã thông báo cho 18 thủy thủ đoàn rời tàu bằng xuồng cứu sinh. Tuy nhiên, xuồng máy đi vào vùng khí đã kích nổ đám mây khí khiến các thuyền viên bị bỏng.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, tàu An Bình đã thông báo tới Đài thông tin duyên hải Vũng Tàu và các hoạt động thông báo, chỉ đạo, phối hợp ứng cứu giữa các cơ quan, đơn vị tham gia ứng cứu diễn ra nhịp nhàng.
Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã thông báo và đề nghị Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải điều tàu SAR 413 ra hiện trường cứu các thủy thủ với sự phối hợp của tàu 2009 Cảnh sát biển III, Bộ đội Biên phòng; thông báo cho các tàu, thuyền tránh xa vùng nguy hiểm; tiếp nhận, cấp cứu thuyền viên…
Công ty Vận chuyển khí Đông Nam bộ tiến hành các biện pháp khóa van ngừng vận chuyển khí và đưa các đơn vị ra khắc phục sự cố, đồng thời cập nhật liên tục tình hình cho Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn tỉnh để có phương án điều động các đơn vị khác như Công ty Bay dịch vụ Miền Nam, Vietsovpetro, Công ty dịch vụ ứng cứu tràn dầu PVD… sẵn sàng nếu sự cố trầm trọng hơn.
Đây là cuộc diễn tập với quy mô sử dụng phương châm 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ.
Theo các cơ quan chức năng, đây là cuộc diễn tập rất có ý nghĩa giúp các đơn vị rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để hoàn thiện quy trình, kỹ năng, đánh giá tình hình, ra quyết định ứng phó sự cố tràn dầu trên biển./.
Cuộc diễn tập có sự tham gia của nhiều lực lượng phối hợp của tỉnh và các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh như Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng, Sở Tài nguyên Môi trường, Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Khu vực III, Đài Thông tin duyên hải Vũng Tàu, Vùng Cảnh sát Biển III, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải Miền Nam, Công ty dịch vụ ứng cứu tràn dầu PVD, Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro…
Đây là lần đầu tiên các đơn vị chức năng chuyên về lĩnh vực ứng cứu sự cố tràn dầu trên địa bàn tổ chức cuộc diễn tập này.
Với tình huống giả định, tàu An Bình (Quốc tịch Việt Nam) trọng tải 15.000 tấn trên hành trình về Thành phố Hồ Chí Minh do sự cố máy chính, tàu đã thả neo khẩn cấp để sửa chữa tại vị trí cách bờ biển Long Hải (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) khoảng 50km. Lúc 8 giờ 40 phút mỏ neo va chạm vào đường ống dẫn khí gây vỡ ống.
Ngay lập tức, khí và condensate trong đường ống đã phun ra tạo thành một cột nước với các bong bóng khí lớn, sôi bùng trên mặt biển. Vùng khí đã gây khó thở cho các thuyền viên tàu An Bình và thuyền trưởng đã thông báo cho 18 thủy thủ đoàn rời tàu bằng xuồng cứu sinh. Tuy nhiên, xuồng máy đi vào vùng khí đã kích nổ đám mây khí khiến các thuyền viên bị bỏng.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, tàu An Bình đã thông báo tới Đài thông tin duyên hải Vũng Tàu và các hoạt động thông báo, chỉ đạo, phối hợp ứng cứu giữa các cơ quan, đơn vị tham gia ứng cứu diễn ra nhịp nhàng.
Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã thông báo và đề nghị Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải điều tàu SAR 413 ra hiện trường cứu các thủy thủ với sự phối hợp của tàu 2009 Cảnh sát biển III, Bộ đội Biên phòng; thông báo cho các tàu, thuyền tránh xa vùng nguy hiểm; tiếp nhận, cấp cứu thuyền viên…
Công ty Vận chuyển khí Đông Nam bộ tiến hành các biện pháp khóa van ngừng vận chuyển khí và đưa các đơn vị ra khắc phục sự cố, đồng thời cập nhật liên tục tình hình cho Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn tỉnh để có phương án điều động các đơn vị khác như Công ty Bay dịch vụ Miền Nam, Vietsovpetro, Công ty dịch vụ ứng cứu tràn dầu PVD… sẵn sàng nếu sự cố trầm trọng hơn.
Đây là cuộc diễn tập với quy mô sử dụng phương châm 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ.
Theo các cơ quan chức năng, đây là cuộc diễn tập rất có ý nghĩa giúp các đơn vị rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để hoàn thiện quy trình, kỹ năng, đánh giá tình hình, ra quyết định ứng phó sự cố tràn dầu trên biển./.
Đoàn Mạnh Dương (TTXVN)