Ngày 15/3, Đoàn công tác của Quốc hội Lào do đồng chí Somphan Phengkhammy, Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu đã đến thăm, tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tại tỉnh Ninh Bình.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nguyễn Tiến Thành đã giới thiệu với đoàn những nét khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tại địa phương.
Bên cạnh thế mạnh phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, Ninh Bình là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc; có Cố đô Hoa Lư, nơi phát tích của ba triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý và đang sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo như Quần thể Danh thắng Tràng An, khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, rừng quốc gia Cúc Phương... Sự ưu đãi của thiên nhiên kết hợp với việc thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ là những tiềm năng lớn của tỉnh trong phát triển kinh tế-xã hội, thu hút khách du lịch.
Trả lời những câu hỏi của các thành viên trong đoàn về mô hình tổ chức hoạt động của Hội đồng Nhân dân, Chủ tịch Nguyễn Tiến Thành cho biết, hiện Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính với 146 xã, phường, thị trấn. Hội đồng Nhân dân được chia 3 cấp, cấp tỉnh; cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và cấp cơ sở đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Tòa án nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân địa phương.
Nhiệm kỳ 2011-2016, Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Bình có 50 đại biểu với 90% là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, có 4% đại biểu là doanh nhân, 2% đại biểu đến từ lĩnh vực nông nghiệp, 4% đại biểu là các thành phần khác. Số đại biểu nữ chiếm 30%, 20% đại biểu là đồng bào dân tộc, 6% đại biểu đến từ các tôn giáo. 86% đại biểu có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. 74% đại biểu đạt trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị. Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Bình có 3 Ban, gồm văn hóa-Xã hội, Kinh tế-Ngân sách và Pháp chế.
Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Ninh Bình có 6 đại biểu trong đó có 4 đại biểu là người địa phương. Mỗi năm, tỉnh tiến hành 2 kỳ họp Hội đồng Nhân dân, đây là hoạt động quan trọng nhất. Ngoài ra, nếu phát sinh những công việc cần thiết, cấp bách thì Hội đồng Nhân dân tỉnh có thể triệu tập những kỳ họp bất thường hoặc theo chuyên đề.
Mặc dù đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh có những chức năng hoạt động riêng biệt song hợp tác rất khăng khít, chặt chẽ trong việc quyết định những vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương, là cầu nối chuyển tải những mong muốn, các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của cử tri đến các kỳ họp của Quốc hội, của Hội đồng Nhân dân tỉnh.
Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Somphan Phengkhammy nhấn mạnh trong thời gian tới sẽ tiếp tục cùng Quốc hội Việt Nam xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững hiệu quả, đi vào chiều sâu; góp phần nâng tầm quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa hai quốc gia, hai dân tộc./.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nguyễn Tiến Thành đã giới thiệu với đoàn những nét khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tại địa phương.
Bên cạnh thế mạnh phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, Ninh Bình là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc; có Cố đô Hoa Lư, nơi phát tích của ba triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý và đang sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo như Quần thể Danh thắng Tràng An, khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, rừng quốc gia Cúc Phương... Sự ưu đãi của thiên nhiên kết hợp với việc thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ là những tiềm năng lớn của tỉnh trong phát triển kinh tế-xã hội, thu hút khách du lịch.
Trả lời những câu hỏi của các thành viên trong đoàn về mô hình tổ chức hoạt động của Hội đồng Nhân dân, Chủ tịch Nguyễn Tiến Thành cho biết, hiện Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính với 146 xã, phường, thị trấn. Hội đồng Nhân dân được chia 3 cấp, cấp tỉnh; cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và cấp cơ sở đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Tòa án nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân địa phương.
Nhiệm kỳ 2011-2016, Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Bình có 50 đại biểu với 90% là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, có 4% đại biểu là doanh nhân, 2% đại biểu đến từ lĩnh vực nông nghiệp, 4% đại biểu là các thành phần khác. Số đại biểu nữ chiếm 30%, 20% đại biểu là đồng bào dân tộc, 6% đại biểu đến từ các tôn giáo. 86% đại biểu có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. 74% đại biểu đạt trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị. Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Bình có 3 Ban, gồm văn hóa-Xã hội, Kinh tế-Ngân sách và Pháp chế.
Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Ninh Bình có 6 đại biểu trong đó có 4 đại biểu là người địa phương. Mỗi năm, tỉnh tiến hành 2 kỳ họp Hội đồng Nhân dân, đây là hoạt động quan trọng nhất. Ngoài ra, nếu phát sinh những công việc cần thiết, cấp bách thì Hội đồng Nhân dân tỉnh có thể triệu tập những kỳ họp bất thường hoặc theo chuyên đề.
Mặc dù đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh có những chức năng hoạt động riêng biệt song hợp tác rất khăng khít, chặt chẽ trong việc quyết định những vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương, là cầu nối chuyển tải những mong muốn, các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của cử tri đến các kỳ họp của Quốc hội, của Hội đồng Nhân dân tỉnh.
Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Somphan Phengkhammy nhấn mạnh trong thời gian tới sẽ tiếp tục cùng Quốc hội Việt Nam xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững hiệu quả, đi vào chiều sâu; góp phần nâng tầm quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa hai quốc gia, hai dân tộc./.
Vũ Anh Minh (TTXVN)