Thế hệ thứ hai của lao động nhập cư ở Trung Quốc bất mãn với những cái nhìn soi mói của dân thành phố nhưng họ cũng thờ ơ với đồng quê và chỉ khao khát cháy bỏng một cuộc sống tươm tất chốn đô thị.
Đây cũng là vấn đề đang nổi lên ở Trung Quốc, thách thức mới cho quá trình đô thị hóa nhanh chóng tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Thế hệ thứ hai kể trên thường sinh vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Cuộc sống của họ thuộc nhiều về thành thị. Một số thậm chí còn trưởng thành ở những ngoại ô các thành phố lớn và chưa bao giờ biết việc đồng áng là gì. Họ không giống với thế hệ thứ nhất, những lao động ngoại tỉnh đổ về thành phố để kiếm sống mà hiếm khi tính chuyện ổn định lâu dài chốn thị thành.
Thế hệ mới này có một giấc mơ lớn hơn tiền bạc và đó cũng là giấc mơ mà cha mẹ họ kỳ vọng ở con cái.
Bà Zhu Xueqin, một người lao động ngoại tỉnh từ Thượng Hải và đang là một đại biểu Quốc hội Trung Quốc, tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng con mình sẽ không bao giờ bị gọi là lao động nhập cư như chúng tôi phải chịu. Con cái chúng tôi được sinh ra ở các thành phố và không mặn mà gì với nông thôn. Một số còn chưa bao giờ đến làng quê.”
Với tư cách một đại biểu Quốc hội, trong hai năm qua, bà Zhu thường đến thăm những nhà tù tại Thượng Hải quản lý trẻ vị thành niên phạm pháp để tư vấn tâm lý. Bà phát hiện thấy khá đông đối tượng là “thế hệ thứ hai” của những lao động nhập cư: “Chúng mong manh và dễ bị tổn thương. Chúng cảm thấy luôn bị phân biệt đối xử và vì thế có xu hướng trút hận nhằm vào thành phố hay người thành phố.”
Những lo ngại của bà Zhu càng nhấn mạnh thêm các thách thức phức tạp, chưa từng có mà lao động nhập cư ở Trung Quốc đem lại. Đội ngũ lao động này đã vượt con số 200 triệu người.
Những nỗ lực, mồ hôi của họ góp phần bảo đảm mức tăng trưởng 8% cho kinh tế Trung Quốc năm ngoái cũng như hỗ trợ cho sự hồi phục của kinh tế toàn cầu. Thế nhưng, những lao động nhập cư vẫn chênh vênh bên rìa thành thị, như những khu nhà lụp xụp ở ngoại ô nơi họ sinh sống.
Do những quy định chặt chẽ của chế độ hộ khẩu, các lao động nhập cư không được hưởng điều kiện giống như người ở thành phố và họ không được tiếp cận thỏa đáng với giáo dục, chăm sóc y tế, nhà ở, tuyển dụng cũng như các dịch vụ công khác.
Xie Jianshe, một người chuyên nghiên cứu về lao động nhập cư tại trường Đại học Quảng Châu, nhận xét: “Thế hệ mới của lao động nhập cư là một thế hệ mang nặng những giấc mơ. Họ gắn bó với thành thị hơn là nông thôn. Khi họ trở về làng quê, họ nhận ra mình không thể làm những công việc đồng áng.”
Cai Fang, một đại biểu Quốc hội Trung Quốc và đang là Viện trưởng Viện dân số và kinh tế lao động tại Học viện Khoa học Xã hội, nhấn mạnh: “Nhiệm vụ cần giải quyết trước tiên lúc này là cải cách lại chế độ hộ khẩu. Nếu không thể xử lý rốt ráo, chính quyền cũng nên bảo đảm tính công bằng của các dịch vụ công, đặc biệt nên mở rộng phạm vi mạng lưới an sinh xã hội đối với các lao động nhập cư.”
Ra đời từ năm 1958, chế độ hộ khẩu phân dân số Trung Quốc thành “nông thôn” và “không nông thôn”, từ lâu bị chỉ trích là một trong những nguyên nhân làm nới rộng khoảng cách giữa cư dân thành thị với làng quê./.
Đây cũng là vấn đề đang nổi lên ở Trung Quốc, thách thức mới cho quá trình đô thị hóa nhanh chóng tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Thế hệ thứ hai kể trên thường sinh vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Cuộc sống của họ thuộc nhiều về thành thị. Một số thậm chí còn trưởng thành ở những ngoại ô các thành phố lớn và chưa bao giờ biết việc đồng áng là gì. Họ không giống với thế hệ thứ nhất, những lao động ngoại tỉnh đổ về thành phố để kiếm sống mà hiếm khi tính chuyện ổn định lâu dài chốn thị thành.
Thế hệ mới này có một giấc mơ lớn hơn tiền bạc và đó cũng là giấc mơ mà cha mẹ họ kỳ vọng ở con cái.
Bà Zhu Xueqin, một người lao động ngoại tỉnh từ Thượng Hải và đang là một đại biểu Quốc hội Trung Quốc, tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng con mình sẽ không bao giờ bị gọi là lao động nhập cư như chúng tôi phải chịu. Con cái chúng tôi được sinh ra ở các thành phố và không mặn mà gì với nông thôn. Một số còn chưa bao giờ đến làng quê.”
Với tư cách một đại biểu Quốc hội, trong hai năm qua, bà Zhu thường đến thăm những nhà tù tại Thượng Hải quản lý trẻ vị thành niên phạm pháp để tư vấn tâm lý. Bà phát hiện thấy khá đông đối tượng là “thế hệ thứ hai” của những lao động nhập cư: “Chúng mong manh và dễ bị tổn thương. Chúng cảm thấy luôn bị phân biệt đối xử và vì thế có xu hướng trút hận nhằm vào thành phố hay người thành phố.”
Những lo ngại của bà Zhu càng nhấn mạnh thêm các thách thức phức tạp, chưa từng có mà lao động nhập cư ở Trung Quốc đem lại. Đội ngũ lao động này đã vượt con số 200 triệu người.
Những nỗ lực, mồ hôi của họ góp phần bảo đảm mức tăng trưởng 8% cho kinh tế Trung Quốc năm ngoái cũng như hỗ trợ cho sự hồi phục của kinh tế toàn cầu. Thế nhưng, những lao động nhập cư vẫn chênh vênh bên rìa thành thị, như những khu nhà lụp xụp ở ngoại ô nơi họ sinh sống.
Do những quy định chặt chẽ của chế độ hộ khẩu, các lao động nhập cư không được hưởng điều kiện giống như người ở thành phố và họ không được tiếp cận thỏa đáng với giáo dục, chăm sóc y tế, nhà ở, tuyển dụng cũng như các dịch vụ công khác.
Xie Jianshe, một người chuyên nghiên cứu về lao động nhập cư tại trường Đại học Quảng Châu, nhận xét: “Thế hệ mới của lao động nhập cư là một thế hệ mang nặng những giấc mơ. Họ gắn bó với thành thị hơn là nông thôn. Khi họ trở về làng quê, họ nhận ra mình không thể làm những công việc đồng áng.”
Cai Fang, một đại biểu Quốc hội Trung Quốc và đang là Viện trưởng Viện dân số và kinh tế lao động tại Học viện Khoa học Xã hội, nhấn mạnh: “Nhiệm vụ cần giải quyết trước tiên lúc này là cải cách lại chế độ hộ khẩu. Nếu không thể xử lý rốt ráo, chính quyền cũng nên bảo đảm tính công bằng của các dịch vụ công, đặc biệt nên mở rộng phạm vi mạng lưới an sinh xã hội đối với các lao động nhập cư.”
Ra đời từ năm 1958, chế độ hộ khẩu phân dân số Trung Quốc thành “nông thôn” và “không nông thôn”, từ lâu bị chỉ trích là một trong những nguyên nhân làm nới rộng khoảng cách giữa cư dân thành thị với làng quê./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)