Ngay sau lễ bế mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo thông báo kết quả kỳ họp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Thị Kim Ngân, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn chủ trì họp báo. Cùng dự còn có đại diện lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và đông đảo đại diện đoàn ngoại giao, các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước.
Ngày hội của toàn dân
Phát biểu tại buổi họp báo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ khóa XIII đã thành công tốt đẹp, tạo ra không khí phấn khởi, khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại Kỳ họp lần này, Quốc hội đã thẩm tra, xác nhận tư cách đại biểu của 500 đại biểu Quốc hội trúng cử nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Các đại biểu đều có trình độ học vấn cao, năng lực chuyên môn tốt; cơ cấu vùng miền, độ tuổi, thành phần dân tộc phong phú, đạt được các tiêu chí đề ra.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, mặc dù là lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam tiến hành bầu cử đồng thời cả đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhưng cuộc bầu cử vẫn thu được thành công tốt đẹp với 95,51% số cử tri đi bầu. Ngày bầu cử đã thực sự trở thành ngày hội của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết, Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII đã bầu, phê chuẩn chức danh lãnh đạo của các cơ quan Nhà nước. Quy trình tiến hành giới thiệu, bầu, phê chuẩn nhân sự đã được triển khai chính xác, thận trọng, có sự xem xét, cân nhắc và lựa chọn những người ưu tú và đều được tổ chức thảo luận dân chủ, tiến hành bỏ phiếu đúng luật.
Kết quả bỏ phiếu có sự tập trung ở mức cao đối với các chức danh, đã thể hiện sự tín nhiệm của Quốc hội về cơ cấu tổ chức bộ máy cũng như nhân sự chủ chốt của các cơ quan Nhà nước. Đây là minh chứng cụ thể cho niềm tin, sự kỳ vọng đồng thời cũng là sự giao nhiệm vụ của Quốc hội và cử tri cả nước, đòi hỏi ý thức trách nhiệm cao ở từng chức danh được bầu, phê chuẩn. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, kết quả này cũng là sự tiếp nối thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Liên quan đến tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước, Chủ tịch Quốc hội cho biết, sau 7 tháng của năm 2011 mặc dù cũng có những thuận lợi nhưng thách thức khó khăn trước mắt là rất lớn. Những thảo luận của Quốc hội và báo cáo của Chính phủ đã đi đến thống nhất rằng, cần tạo ra sự đồng thuận về tư tưởng trong nhân dân, các thành phần kinh tế, các cơ quan Nhà nước, xác định nhiệm vụ trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, từ đó đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Đổi mới hoạt động của Quốc hội phải có sự kế thừa
Trao đổi với các phóng viên báo chí tại buổi họp báo về định hướng đổi mới của Quốc hội nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, việc đổi mới hoạt động của Quốc hội phải xoay quanh 3 chức năng: lập hiến, lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng và công tác giám sát tối cao.
Việc đổi mới này, trước hết phải dựa trên sự kế thừa những thành tựu của Quốc hội các khóa trước, đồng thời căn cứ vào tình hình mới. Đối với chức năng lập hiến, lập pháp, phải đổi mới nội dung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; đổi mới quy trình làm luật ngay từ bước soạn thảo, thẩm tra, thông qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thảo luận tại Hội trường để đem lại hiệu quả, chất lượng cao hơn.
Về chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, phải đổi mới khâu lựa chọn, phân cấp giải quyết từ các địa phương, Hội đồng nhân dân, các bộ, ngành hoặc Chính phủ, song song với đó cũng phải đổi mới quy trình sàng lọc, chuẩn bị nội dung những vấn đề quan trọng cần trình Quốc hội.
Đối với chức năng giám sát tối cao của Quốc hội bao gồm giám sát ở đoàn, giám sát ở các cơ quan của Quốc hội, giám sát của đại biểu Quốc hội, giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và giám sát của tập thể Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, việc này cũng phải sàng lọc kỹ nội dung, xây dựng định hướng và kế hoạch để phát huy tốt nhất hiệu lực, hiệu quả giám sát.
Để đảm bảo chất lượng giám sát thì cần lựa chọn những người giám sát có năng lực, có trình độ. Ngoài ra, cũng cần hệ thống lại cách thức tiến hành giám sát, cần tăng cường thực hiện chức năng này ngay tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, với sự tham gia của những đại biểu Quốc hội quan tâm, hoặc có chuyên môn phù hợp.
Việc giám sát cũng phải được mở rộng nội dung đến từng đoàn đại biểu Quốc hội phù hợp với tình hình của địa phương.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, mỗi đại biểu Quốc hội là một chủ thể của Quốc hội. Vì vậy, từng đại biểu Quốc hội phải thực hiện tốt vai trò giám sát của mình. Chủ tịch Quốc hội khẳng định, mỗi đại biểu Quốc hội nếu quan tâm vẫn có thể tham gia sinh hoạt tại Ủy ban mà mình không phải là thành viên trong việc quyết định những vấn đề phù hợp với năng lực, trình độ và chuyên môn của mình.
Khẳng định quá trình đổi mới hoạt động của Quốc hội cần bắt đầu từ mỗi đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tại từng kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu ví dụ: để tiết kiệm thời gian cho Quốc hội, cần rút ngắn tối đa việc trình bày báo cáo tại các phiên họp của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Chủ tịch cho biết, mỗi nhiệm kỳ Quốc hội đều có nhiệm vụ riêng của nó, nhưng đều phục vụ sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội cũng đã chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn trong việc “chuyển vai” từ Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ sang đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch Quốc hội. Thực tiễn và kinh nghiệm nhiều năm làm công tác quản lý Nhà nước, sẽ đem lại những thuận lợi trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể gắn với hơi thở cuộc sống.
Quốc hội phải gắn với thực tiễn cuộc sống và việc bám sát các chức năng, nhiệm vụ được giao sẽ là cơ sở để hoàn thành trách nhiệm trước cử tri và nhân dân cả nước./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Thị Kim Ngân, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn chủ trì họp báo. Cùng dự còn có đại diện lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và đông đảo đại diện đoàn ngoại giao, các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước.
Ngày hội của toàn dân
Phát biểu tại buổi họp báo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ khóa XIII đã thành công tốt đẹp, tạo ra không khí phấn khởi, khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại Kỳ họp lần này, Quốc hội đã thẩm tra, xác nhận tư cách đại biểu của 500 đại biểu Quốc hội trúng cử nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Các đại biểu đều có trình độ học vấn cao, năng lực chuyên môn tốt; cơ cấu vùng miền, độ tuổi, thành phần dân tộc phong phú, đạt được các tiêu chí đề ra.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, mặc dù là lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam tiến hành bầu cử đồng thời cả đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhưng cuộc bầu cử vẫn thu được thành công tốt đẹp với 95,51% số cử tri đi bầu. Ngày bầu cử đã thực sự trở thành ngày hội của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết, Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII đã bầu, phê chuẩn chức danh lãnh đạo của các cơ quan Nhà nước. Quy trình tiến hành giới thiệu, bầu, phê chuẩn nhân sự đã được triển khai chính xác, thận trọng, có sự xem xét, cân nhắc và lựa chọn những người ưu tú và đều được tổ chức thảo luận dân chủ, tiến hành bỏ phiếu đúng luật.
Kết quả bỏ phiếu có sự tập trung ở mức cao đối với các chức danh, đã thể hiện sự tín nhiệm của Quốc hội về cơ cấu tổ chức bộ máy cũng như nhân sự chủ chốt của các cơ quan Nhà nước. Đây là minh chứng cụ thể cho niềm tin, sự kỳ vọng đồng thời cũng là sự giao nhiệm vụ của Quốc hội và cử tri cả nước, đòi hỏi ý thức trách nhiệm cao ở từng chức danh được bầu, phê chuẩn. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, kết quả này cũng là sự tiếp nối thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Liên quan đến tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước, Chủ tịch Quốc hội cho biết, sau 7 tháng của năm 2011 mặc dù cũng có những thuận lợi nhưng thách thức khó khăn trước mắt là rất lớn. Những thảo luận của Quốc hội và báo cáo của Chính phủ đã đi đến thống nhất rằng, cần tạo ra sự đồng thuận về tư tưởng trong nhân dân, các thành phần kinh tế, các cơ quan Nhà nước, xác định nhiệm vụ trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, từ đó đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Đổi mới hoạt động của Quốc hội phải có sự kế thừa
Trao đổi với các phóng viên báo chí tại buổi họp báo về định hướng đổi mới của Quốc hội nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, việc đổi mới hoạt động của Quốc hội phải xoay quanh 3 chức năng: lập hiến, lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng và công tác giám sát tối cao.
Việc đổi mới này, trước hết phải dựa trên sự kế thừa những thành tựu của Quốc hội các khóa trước, đồng thời căn cứ vào tình hình mới. Đối với chức năng lập hiến, lập pháp, phải đổi mới nội dung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; đổi mới quy trình làm luật ngay từ bước soạn thảo, thẩm tra, thông qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thảo luận tại Hội trường để đem lại hiệu quả, chất lượng cao hơn.
Về chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, phải đổi mới khâu lựa chọn, phân cấp giải quyết từ các địa phương, Hội đồng nhân dân, các bộ, ngành hoặc Chính phủ, song song với đó cũng phải đổi mới quy trình sàng lọc, chuẩn bị nội dung những vấn đề quan trọng cần trình Quốc hội.
Đối với chức năng giám sát tối cao của Quốc hội bao gồm giám sát ở đoàn, giám sát ở các cơ quan của Quốc hội, giám sát của đại biểu Quốc hội, giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và giám sát của tập thể Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, việc này cũng phải sàng lọc kỹ nội dung, xây dựng định hướng và kế hoạch để phát huy tốt nhất hiệu lực, hiệu quả giám sát.
Để đảm bảo chất lượng giám sát thì cần lựa chọn những người giám sát có năng lực, có trình độ. Ngoài ra, cũng cần hệ thống lại cách thức tiến hành giám sát, cần tăng cường thực hiện chức năng này ngay tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, với sự tham gia của những đại biểu Quốc hội quan tâm, hoặc có chuyên môn phù hợp.
Việc giám sát cũng phải được mở rộng nội dung đến từng đoàn đại biểu Quốc hội phù hợp với tình hình của địa phương.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, mỗi đại biểu Quốc hội là một chủ thể của Quốc hội. Vì vậy, từng đại biểu Quốc hội phải thực hiện tốt vai trò giám sát của mình. Chủ tịch Quốc hội khẳng định, mỗi đại biểu Quốc hội nếu quan tâm vẫn có thể tham gia sinh hoạt tại Ủy ban mà mình không phải là thành viên trong việc quyết định những vấn đề phù hợp với năng lực, trình độ và chuyên môn của mình.
Khẳng định quá trình đổi mới hoạt động của Quốc hội cần bắt đầu từ mỗi đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tại từng kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu ví dụ: để tiết kiệm thời gian cho Quốc hội, cần rút ngắn tối đa việc trình bày báo cáo tại các phiên họp của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Chủ tịch cho biết, mỗi nhiệm kỳ Quốc hội đều có nhiệm vụ riêng của nó, nhưng đều phục vụ sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội cũng đã chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn trong việc “chuyển vai” từ Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ sang đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch Quốc hội. Thực tiễn và kinh nghiệm nhiều năm làm công tác quản lý Nhà nước, sẽ đem lại những thuận lợi trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể gắn với hơi thở cuộc sống.
Quốc hội phải gắn với thực tiễn cuộc sống và việc bám sát các chức năng, nhiệm vụ được giao sẽ là cơ sở để hoàn thành trách nhiệm trước cử tri và nhân dân cả nước./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)