Ngày 18/3 tại Hà Nội, Đảng ủy ngoài nước đã tổ chức Hội thảo khoa học "Đổi mới và tăng cường công tác Đảng ngoài nước trong giai đoạn hiện nay."
Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống công tác Đảng ngoài nước (31/3/1961-31/3/2011).
Hội thảo có sự tham dự của nhiều đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các thế hệ lãnh đạo Ban cán sự Đảng ngoài nước, các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, các đảng bộ, chi bộ ngoài nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước...
Phát biểu đề dẫn, ông Trương Mạnh Sơn, Bí thư Đảng ủy ngoài nước nên bật những thành tựu đã đạt được trong công tác Đảng ngoài nước 50 năm qua.
Với hệ thống tổ chức Đảng ngoài nước ngày càng phát triển sâu rộng, công tác Đảng ngoài nước đã góp phần lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng; đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, chống phá cách mạng; góp phần đào tạo đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học kỹ thuật phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; tập hợp, đoàn kết cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, xây dựng cộng đồng ổn định và phát triển ở nước sở tại, đồng thời hướng về quê hương, đất nước.
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, số lượng cán bộ, đảng viên ra nước ngoài học tập, công tác ngày càng tăng, đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác Đảng ngoài nước. Nhiều vấn đề mới nảy sinh chưa được nghiên cứu, hướng dẫn kịp thời, trong đó có việc tổ chức, quản lý, sinh hoạt của đảng viên thuộc các tập đoàn, tổng công ty đầu tư ra nước ngoài...
Hơn nữa, đội ngũ cán bộ chuyên trách "mỏng," chưa đáp ứng yêu cầu và diễn biến của tình hình thực tế, dẫn đến hiệu lực công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đối với các tổ chức Đảng ngoài nước còn hạn chế.
Để nâng cao hiệu quả công tác Đảng ngoài nước trong bối cảnh tình hình mới, cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác Đảng ngoài nước, bảo đảm các điều kiện vật chất, nhân lực, đồng thời sớm ban hành quy chế phối hợp giữa Đảng ủy ngoài nước với tổ chức Đảng của các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương, doanh nghiệp...
Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh, Đại hội XI của Đảng đã xác định đường lối đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn tới, với những yêu cầu, nhiệm vụ to lớn, nặng nề hơn, đòi hỏi công tác Đảng ngoài nước phải được nâng tầm, đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh những thành tựu, phải thừa nhận công tác Đảng ngoài nước hiện nay còn không ít tồn tại, khó khăn.
Phó Thủ tướng mong muốn các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến thẳng thắn, xây dựng và trách nhiệm; đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm đổi mới, tăng cường công tác Đảng ngoài nước, nhất là tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở ngoài nước; đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức Đảng ngoài nước phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Các ý kiến tham luận tại hội thảo đều nhất trí cho rằng, cần quan tâm hơn nữa, đổi mới và tăng cường hơn nữa công tác Đảng ngoài nước, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đối ngoại trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, công tác Đảng phải gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Về mô hình tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, tổ chức Đảng ngoài nước phải là cơ quan liên ngành, có sự tham gia của nhiều cơ quan, ban, ngành hữu quan và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng...
Hơn 50 tham luận gửi tới hội thảo đã tập trung vào các chủ đề tìm kiếm một mô hình tổ chức tương đối hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác Đảng ngoài nước; tăng cường công tác quản lý tổ chức đảng và đảng viên ở nước ngoài trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay; công tác Đảng ngoài nước với việc giáo dục đào tạo các thế hệ cán bộ, đảng viên, quần chúng người Việt Nam ở nước ngoài; sự phối hợp giữa Đại sứ và cấp ủy trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng và công tác cộng đồng.../.
Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống công tác Đảng ngoài nước (31/3/1961-31/3/2011).
Hội thảo có sự tham dự của nhiều đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các thế hệ lãnh đạo Ban cán sự Đảng ngoài nước, các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, các đảng bộ, chi bộ ngoài nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước...
Phát biểu đề dẫn, ông Trương Mạnh Sơn, Bí thư Đảng ủy ngoài nước nên bật những thành tựu đã đạt được trong công tác Đảng ngoài nước 50 năm qua.
Với hệ thống tổ chức Đảng ngoài nước ngày càng phát triển sâu rộng, công tác Đảng ngoài nước đã góp phần lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng; đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, chống phá cách mạng; góp phần đào tạo đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học kỹ thuật phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; tập hợp, đoàn kết cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, xây dựng cộng đồng ổn định và phát triển ở nước sở tại, đồng thời hướng về quê hương, đất nước.
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, số lượng cán bộ, đảng viên ra nước ngoài học tập, công tác ngày càng tăng, đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác Đảng ngoài nước. Nhiều vấn đề mới nảy sinh chưa được nghiên cứu, hướng dẫn kịp thời, trong đó có việc tổ chức, quản lý, sinh hoạt của đảng viên thuộc các tập đoàn, tổng công ty đầu tư ra nước ngoài...
Hơn nữa, đội ngũ cán bộ chuyên trách "mỏng," chưa đáp ứng yêu cầu và diễn biến của tình hình thực tế, dẫn đến hiệu lực công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đối với các tổ chức Đảng ngoài nước còn hạn chế.
Để nâng cao hiệu quả công tác Đảng ngoài nước trong bối cảnh tình hình mới, cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác Đảng ngoài nước, bảo đảm các điều kiện vật chất, nhân lực, đồng thời sớm ban hành quy chế phối hợp giữa Đảng ủy ngoài nước với tổ chức Đảng của các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương, doanh nghiệp...
Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh, Đại hội XI của Đảng đã xác định đường lối đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn tới, với những yêu cầu, nhiệm vụ to lớn, nặng nề hơn, đòi hỏi công tác Đảng ngoài nước phải được nâng tầm, đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh những thành tựu, phải thừa nhận công tác Đảng ngoài nước hiện nay còn không ít tồn tại, khó khăn.
Phó Thủ tướng mong muốn các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến thẳng thắn, xây dựng và trách nhiệm; đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm đổi mới, tăng cường công tác Đảng ngoài nước, nhất là tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở ngoài nước; đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức Đảng ngoài nước phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Các ý kiến tham luận tại hội thảo đều nhất trí cho rằng, cần quan tâm hơn nữa, đổi mới và tăng cường hơn nữa công tác Đảng ngoài nước, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đối ngoại trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, công tác Đảng phải gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Về mô hình tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, tổ chức Đảng ngoài nước phải là cơ quan liên ngành, có sự tham gia của nhiều cơ quan, ban, ngành hữu quan và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng...
Hơn 50 tham luận gửi tới hội thảo đã tập trung vào các chủ đề tìm kiếm một mô hình tổ chức tương đối hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác Đảng ngoài nước; tăng cường công tác quản lý tổ chức đảng và đảng viên ở nước ngoài trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay; công tác Đảng ngoài nước với việc giáo dục đào tạo các thế hệ cán bộ, đảng viên, quần chúng người Việt Nam ở nước ngoài; sự phối hợp giữa Đại sứ và cấp ủy trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng và công tác cộng đồng.../.
Nguyễn Thị Sự (TTXVN/Vietnam+)