Đồng euro xuống giá trong phiên giao dịch ngày 7/5 tại châu Á, khi sự thất bại của các đảng cầm quyền ở Pháp và Hy Lạp đã dẫn tới lo ngại về "số phận" của các chính sách khắc khổ được thực thi nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng euro (Eurozone).
Trong phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro giao dịch ở mức 1,2998 USD, giảm so với 1,3082 USD tại New York cuối tuần trước và 103,82 yen, giảm so với 104,50 yen.
Có thời điểm đồng tiền châu Âu giảm xuống 1,2954 USD, mức thấp nhất kể từ cuối tháng Một, và đôi lúc hạ xuống mức 103,22 yen.
Trong số những nước châu Á là chủ nợ của các nước châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc đang lo ngại về định hướng chính sách của Eurozone sau khi ông Francois Hollande giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp nhờ chiến dịch vận động tranh cử tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng và các đảng ủng hộ các biện pháp khắc khổ ở Hy Lạp không giành được sự ủng hộ của các cử tri vốn đã mệt mỏi với các biện pháp thắt lưng buộc bụng.
Một số nhà phân tích cho rằng số phận của các chính sách khắt khe nhằm khống chế số nợ khổng lồ và thâm hụt ngân sách ở Eurozone đang đi đến hồi kết.
Mặc dù chưa rõ ai sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Hy Lạp, song có thể có những kêu gọi về việc giảm bớt các biện pháp khắc khổ.
Trong khi đó, ông Hollande đã chỉ trích lập trường không thay đổi của Thủ tướng Đức Angela Merkel trong việc theo đuổi các biện pháp cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng./.
Trong phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro giao dịch ở mức 1,2998 USD, giảm so với 1,3082 USD tại New York cuối tuần trước và 103,82 yen, giảm so với 104,50 yen.
Có thời điểm đồng tiền châu Âu giảm xuống 1,2954 USD, mức thấp nhất kể từ cuối tháng Một, và đôi lúc hạ xuống mức 103,22 yen.
Trong số những nước châu Á là chủ nợ của các nước châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc đang lo ngại về định hướng chính sách của Eurozone sau khi ông Francois Hollande giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp nhờ chiến dịch vận động tranh cử tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng và các đảng ủng hộ các biện pháp khắc khổ ở Hy Lạp không giành được sự ủng hộ của các cử tri vốn đã mệt mỏi với các biện pháp thắt lưng buộc bụng.
Một số nhà phân tích cho rằng số phận của các chính sách khắt khe nhằm khống chế số nợ khổng lồ và thâm hụt ngân sách ở Eurozone đang đi đến hồi kết.
Mặc dù chưa rõ ai sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Hy Lạp, song có thể có những kêu gọi về việc giảm bớt các biện pháp khắc khổ.
Trong khi đó, ông Hollande đã chỉ trích lập trường không thay đổi của Thủ tướng Đức Angela Merkel trong việc theo đuổi các biện pháp cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng./.
Lê Minh (TTXVN)