Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu đã khiến nợ công của các nước Nam Âu ngày càng lớn, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh.
Tuy nhiên, các nước Nam Âu, trong đó có Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hy Lạp, không thể đối phó bằng cách hạ lãi suất và cũng không thể tự ý hạ giá đồng nội tệ như trước đây do các nước này nay đã là thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (đồng euro).
Khu vực đồng euro hiện đang phải trải qua một "cơn bão tài chính" lớn nhất kể từ khi đơn vị tiền tệ này ra đời cách đây 11 năm. Ngày 5/2, trị giá đồng euro đối với đồng USD đã sụt xuống mức thấp nhất kể từ 8 tháng qua. Một euro chỉ còn đổi được chưa tới 1,36 USD.
Nguyên do là các nhà đầu tư vẫn lo ngại trước những khó khăn về mặt ngân sách của một số nước châu Âu - đặc biệt là ba nước Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, nên ồ ạt chuyển sang mua USD. Cũng vì lý do này, các thị trường chứng khoán trên thế giới trong mấy ngày qua tiếp tục đồng loạt sụt giảm, ngoại trừ Dow Jones và Nasdaq của Mỹ đã tăng trở lại chút ít.
Trong nhiều năm qua, những yếu kém của các nước Nam Âu đã được che khuất bởi một bối cảnh kinh tế thuận lợi và nguồn tín dụng rẻ tiền, thúc đẩy sự bùng nổ của khu vực nhà đất. Hiện nay, tình hình đã thay đổi do nợ công của các nước này ngày càng lớn, trong khi thất nghiệp tăng nhanh.
Các nhà lãnh đạo kinh tế của Khu vực đồng euro đã cố gắng trấn an dư luận rằng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không tạo ra nguy cơ nào đối với sự ổn định của khu vực này và các biện pháp tiết kiệm ngân sách của Hy Lạp đang "đi đúng hướng".
Mặt khác, Hy Lạp có khả năng được đặt dưới sự giám hộ ngân sách của Ủy ban châu Âu, một biện pháp chưa từng được áp dụng đối với một thành viên Khu vực đồng euro. Các đối tác châu Âu của Hy Lạp cũng đang chịu áp lực buộc phải tìm ra một cơ chế hỗ trợ tài chính để giúp nước này trả các món nợ đáo hạn.
Cơ chế này có thể là các khoản vay song phương. Bản thân Chính phủ Hy Lạp cũng đã yêu cầu các nước đối tác châu Âu hỗ trợ và chủ trương phát hành một loại trái phiếu châu Âu (EU). Lời kêu gọi này được đưa ra trước cuộc họp ở Brussels ngày 11/2 tới giữa các lãnh đạo nhà nước và chính phủ của Liên minh châu Âu.
Chưa rõ cuộc họp này sẽ ra quyết định như thế nào, nhưng một điều chắc chắn là "cơn bão" đang làm rung chuyển châu Âu, báo hiệu những năm "thắt lưng buộc bụng" sắp tới, bởi vì toàn bộ các nước trong EU sẽ phải cắt rất nhiều khoản chi tiêu công để giảm mức thâm hụt ngân sách hiện đã tăng quá cao do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, điều nghịch lý là việc cắt giảm quá mạnh chi tiêu công có nguy cơ bóp nghẹt đà phục hồi vừa mới phát sinh của nền kinh tế châu Âu. Chính vì thế, các nhà đầu tư vẫn đặt niềm tin vào khả năng chỉnh đốn lại ngân sách của các nước trong khu vực này./.
Tuy nhiên, các nước Nam Âu, trong đó có Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hy Lạp, không thể đối phó bằng cách hạ lãi suất và cũng không thể tự ý hạ giá đồng nội tệ như trước đây do các nước này nay đã là thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (đồng euro).
Khu vực đồng euro hiện đang phải trải qua một "cơn bão tài chính" lớn nhất kể từ khi đơn vị tiền tệ này ra đời cách đây 11 năm. Ngày 5/2, trị giá đồng euro đối với đồng USD đã sụt xuống mức thấp nhất kể từ 8 tháng qua. Một euro chỉ còn đổi được chưa tới 1,36 USD.
Nguyên do là các nhà đầu tư vẫn lo ngại trước những khó khăn về mặt ngân sách của một số nước châu Âu - đặc biệt là ba nước Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, nên ồ ạt chuyển sang mua USD. Cũng vì lý do này, các thị trường chứng khoán trên thế giới trong mấy ngày qua tiếp tục đồng loạt sụt giảm, ngoại trừ Dow Jones và Nasdaq của Mỹ đã tăng trở lại chút ít.
Trong nhiều năm qua, những yếu kém của các nước Nam Âu đã được che khuất bởi một bối cảnh kinh tế thuận lợi và nguồn tín dụng rẻ tiền, thúc đẩy sự bùng nổ của khu vực nhà đất. Hiện nay, tình hình đã thay đổi do nợ công của các nước này ngày càng lớn, trong khi thất nghiệp tăng nhanh.
Các nhà lãnh đạo kinh tế của Khu vực đồng euro đã cố gắng trấn an dư luận rằng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không tạo ra nguy cơ nào đối với sự ổn định của khu vực này và các biện pháp tiết kiệm ngân sách của Hy Lạp đang "đi đúng hướng".
Mặt khác, Hy Lạp có khả năng được đặt dưới sự giám hộ ngân sách của Ủy ban châu Âu, một biện pháp chưa từng được áp dụng đối với một thành viên Khu vực đồng euro. Các đối tác châu Âu của Hy Lạp cũng đang chịu áp lực buộc phải tìm ra một cơ chế hỗ trợ tài chính để giúp nước này trả các món nợ đáo hạn.
Cơ chế này có thể là các khoản vay song phương. Bản thân Chính phủ Hy Lạp cũng đã yêu cầu các nước đối tác châu Âu hỗ trợ và chủ trương phát hành một loại trái phiếu châu Âu (EU). Lời kêu gọi này được đưa ra trước cuộc họp ở Brussels ngày 11/2 tới giữa các lãnh đạo nhà nước và chính phủ của Liên minh châu Âu.
Chưa rõ cuộc họp này sẽ ra quyết định như thế nào, nhưng một điều chắc chắn là "cơn bão" đang làm rung chuyển châu Âu, báo hiệu những năm "thắt lưng buộc bụng" sắp tới, bởi vì toàn bộ các nước trong EU sẽ phải cắt rất nhiều khoản chi tiêu công để giảm mức thâm hụt ngân sách hiện đã tăng quá cao do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, điều nghịch lý là việc cắt giảm quá mạnh chi tiêu công có nguy cơ bóp nghẹt đà phục hồi vừa mới phát sinh của nền kinh tế châu Âu. Chính vì thế, các nhà đầu tư vẫn đặt niềm tin vào khả năng chỉnh đốn lại ngân sách của các nước trong khu vực này./.
(TTXVN/Vietnam+)