Trong phiên giao dịch ngày 31/1 trên thị trường châu Á, mặc dù đồng euro đã đảo chiều tăng giá, song đà tăng vẫn bị hạn chế bởi sức ép từ phiên giảm điểm mạnh của hôm trước, do những lo ngại ngày càng gia tăng của giới đầu tư về tình trạng bế tắc của các cuộc đàm phán giữa Chính phủ Hy Lạp và các chủ nợ tư nhân.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro giao dịch ở mức 1,3193 USD đổi 1 euro, tăng nhẹ so với mức 1,3134 USD/euro trong phiên giao dịch đêm hôm trước tại New York. Đồng tiền chung châu Âu cũng “nhích” lên so với đồng yen của Nhật Bản, tăng từ mức 100,34 yen/euro lên 100,53 yen/euro.
Đồng nội tệ của Nhật Bản liên tục tăng giá so với đồng USD trong vòng ba tháng qua, do tình hình bất ổn của kinh tế thế giới, mà đặc biệt là châu Âu. Điều này đã khiến giới kinh doanh quyết định đầu tư vào tài sản an toàn là đồng yen và bán tháo các đồng tiền có tính rủi ro cao hơn.
Chốt phiên 31/1, “đồng bạc xanh” lại mất giá so với đồng yen, giảm từ mức 76,35 yen/USD xuống còn 76,20 yen/USD, sau khi có lúc tụt xuống 76,16 yen/USD vào giữa phiên, mức thấp nhất kể từ ngày 31/10/2011, khi Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm hạn chế sức tăng của đồng yen.
Sự lo ngại ngày một gia tăng về tình hình công nợ công ở châu Âu đã ngăn chặn đà phục hồi của đồng euro trong phiên giao dịch 30/1.
Đồng tiền chung châu Âu giảm giá sau khi Hội nghị thượng đỉnh EU kết thúc và các nhà lãnh đạo khu vực này đã đạt được một thỏa thuận mới nhằm thắt chặt các quy định ngân sách, chuẩn bị cho việc trao cho Hy Lạp gói cứu trợ thứ hai, dự kiến sẽ diễn ra trong tuần này.
Tuần trước, Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch đã hạ mức tín nhiệm của 5 nước thành viên khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ngay sau khi các thị trường chứng khoán Eurozone đóng cửa. Hạng mức tín dụng của Italy, Tây Ban Nha và Slovenia bị hạ 2 bậc, trong khi của Bỉ và Síp bị đánh tụt một bậc.
Chuyên gia kinh tế Gareth Berry thuộc ngân hàng UBS nhận định rằng những dấu hiệu của động thái trên đã xuất hiện từ cách đây vài tuần lễ và được dự đoán sẽ diễn ra trước khi kết thúc tháng đầu tiên của năm 2012, còn tỷ giá hối đoái giữa đồng euro và đồng USD vẫn tăng bất chấp tin tức về việc hạng tín dụng của một số quốc gia khu vực đồng tiền chung bị đánh tụt.
Trong khi đó, sự suy yếu của đồng USD chính là nguyên nhân khiến Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, Jun Azumi một lần nữa đề nghị Chính phủ can thiệp vào thị trường tiền tệ trong nước. Ông Azumi bày tỏ hy vọng rằng bài toán nợ công của châu Âu sẽ sớm có lời giải, giúp thị trường chứng khoán Nhật Bản ổn định hơn.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 31/1, tỷ giá đồng USD đi xuống so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu Á. “Đồng bạc xanh” mất giá so với đồng won của Hàn Quốc, baht của Thái Lan, SGD của Singapore, Đài tệ của Đài Loan và peso của Philippines, song lại đi lên so với đồng nội tệ của Indonesia./.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro giao dịch ở mức 1,3193 USD đổi 1 euro, tăng nhẹ so với mức 1,3134 USD/euro trong phiên giao dịch đêm hôm trước tại New York. Đồng tiền chung châu Âu cũng “nhích” lên so với đồng yen của Nhật Bản, tăng từ mức 100,34 yen/euro lên 100,53 yen/euro.
Đồng nội tệ của Nhật Bản liên tục tăng giá so với đồng USD trong vòng ba tháng qua, do tình hình bất ổn của kinh tế thế giới, mà đặc biệt là châu Âu. Điều này đã khiến giới kinh doanh quyết định đầu tư vào tài sản an toàn là đồng yen và bán tháo các đồng tiền có tính rủi ro cao hơn.
Chốt phiên 31/1, “đồng bạc xanh” lại mất giá so với đồng yen, giảm từ mức 76,35 yen/USD xuống còn 76,20 yen/USD, sau khi có lúc tụt xuống 76,16 yen/USD vào giữa phiên, mức thấp nhất kể từ ngày 31/10/2011, khi Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm hạn chế sức tăng của đồng yen.
Sự lo ngại ngày một gia tăng về tình hình công nợ công ở châu Âu đã ngăn chặn đà phục hồi của đồng euro trong phiên giao dịch 30/1.
Đồng tiền chung châu Âu giảm giá sau khi Hội nghị thượng đỉnh EU kết thúc và các nhà lãnh đạo khu vực này đã đạt được một thỏa thuận mới nhằm thắt chặt các quy định ngân sách, chuẩn bị cho việc trao cho Hy Lạp gói cứu trợ thứ hai, dự kiến sẽ diễn ra trong tuần này.
Tuần trước, Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch đã hạ mức tín nhiệm của 5 nước thành viên khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ngay sau khi các thị trường chứng khoán Eurozone đóng cửa. Hạng mức tín dụng của Italy, Tây Ban Nha và Slovenia bị hạ 2 bậc, trong khi của Bỉ và Síp bị đánh tụt một bậc.
Chuyên gia kinh tế Gareth Berry thuộc ngân hàng UBS nhận định rằng những dấu hiệu của động thái trên đã xuất hiện từ cách đây vài tuần lễ và được dự đoán sẽ diễn ra trước khi kết thúc tháng đầu tiên của năm 2012, còn tỷ giá hối đoái giữa đồng euro và đồng USD vẫn tăng bất chấp tin tức về việc hạng tín dụng của một số quốc gia khu vực đồng tiền chung bị đánh tụt.
Trong khi đó, sự suy yếu của đồng USD chính là nguyên nhân khiến Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, Jun Azumi một lần nữa đề nghị Chính phủ can thiệp vào thị trường tiền tệ trong nước. Ông Azumi bày tỏ hy vọng rằng bài toán nợ công của châu Âu sẽ sớm có lời giải, giúp thị trường chứng khoán Nhật Bản ổn định hơn.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 31/1, tỷ giá đồng USD đi xuống so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu Á. “Đồng bạc xanh” mất giá so với đồng won của Hàn Quốc, baht của Thái Lan, SGD của Singapore, Đài tệ của Đài Loan và peso của Philippines, song lại đi lên so với đồng nội tệ của Indonesia./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)