Tại thị trường Tokyo phiên 22/3, đồng euro khá vững giá, được giao dịch ở mức 1,2894 USD/euro và 122,62 yen/euro, so với 1,2902 USD/euro và 122,58 yen/euro ở New York phiên 22/3, thời điểm đồng tiền chung châu Âu trượt dốc do các mối lo về cuộc khủng hoảng ngân hàng của Cộng hòa Síp.
Trong khi đó, đồng yen mạnh lên so với đồng USD (được giao dịch với giá 94,95 yen/USD) sau khi tân Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda "đập tan" hy vọng của một số nhà đầu tư về khả năng BoJ sẽ lập tức tăng cường các biện pháp nới lỏng tiền tệ.
Một số chuyên gia phân tích dự đoán ông Kuroda sẽ triệu tập phiên họp khẩn cấp nhằm thiết kế các biện pháp nới lỏng mới. Nhưng người đứng đầu BoJ đã từ chối bình luận về kế hoạch này và chỉ cam kết sẽ "nỗ lực hết sức" để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng thiểu phát-nhân tố đã "giữ chân" nền kinh tế này trong nhiều năm.
Credit Agricole nhận định: tâm trạng của thị trường chuyển sang vùng tiêu cực khi Síp ngày một lún sâu vào khủng hoảng, trong khi những thống kê kinh tế đánh đi từ Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) cũng khiến nhà đầu tư thất vọng. Mặc dù thị trường dường như khá "bình tĩnh" trước nguy cơ Síp phải chia tay Eurozone, nhưng tình trạng bất ổn ở khu vực này sẽ tiếp tục gây sức ép với thị trường tiền tệ.
Cũng trong phiên 22/3 tại Tokyo, đồng USD lên giá so với các đồng tiền của Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc và Philipines, nhưng lại yếu đi so với đồng baht (Thái Lan), SGD (Singapore) và rupee (Ấn Độ)./.
Trong khi đó, đồng yen mạnh lên so với đồng USD (được giao dịch với giá 94,95 yen/USD) sau khi tân Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda "đập tan" hy vọng của một số nhà đầu tư về khả năng BoJ sẽ lập tức tăng cường các biện pháp nới lỏng tiền tệ.
Một số chuyên gia phân tích dự đoán ông Kuroda sẽ triệu tập phiên họp khẩn cấp nhằm thiết kế các biện pháp nới lỏng mới. Nhưng người đứng đầu BoJ đã từ chối bình luận về kế hoạch này và chỉ cam kết sẽ "nỗ lực hết sức" để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng thiểu phát-nhân tố đã "giữ chân" nền kinh tế này trong nhiều năm.
Credit Agricole nhận định: tâm trạng của thị trường chuyển sang vùng tiêu cực khi Síp ngày một lún sâu vào khủng hoảng, trong khi những thống kê kinh tế đánh đi từ Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) cũng khiến nhà đầu tư thất vọng. Mặc dù thị trường dường như khá "bình tĩnh" trước nguy cơ Síp phải chia tay Eurozone, nhưng tình trạng bất ổn ở khu vực này sẽ tiếp tục gây sức ép với thị trường tiền tệ.
Cũng trong phiên 22/3 tại Tokyo, đồng USD lên giá so với các đồng tiền của Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc và Philipines, nhưng lại yếu đi so với đồng baht (Thái Lan), SGD (Singapore) và rupee (Ấn Độ)./.
Hương Giang (TTXVN)