Trong phiên giao dịch ngày 12/4, đồng euro tiếp tục lên giá so với đồng USD và đồng yen của Nhật Bản, nhờ tâm lý “ưa mạo hiểm” của giới đầu tư, sau khi xuất hiện những số liệu tích cực về tình hình việc làm tại Australia cũng như những tín hiệu lạc quan từ khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro giao dịch ở mức 1,3136 USD đổi 1 euro, tăng so với mức 1,3108 USD/euro trong phiên giao dịch đêm hôm trước (11/4) tại New York.
Đồng tiền chung châu Âu cũng đi lên so với đồng yen của Nhật Bản, tăng từ mức 106 yen/euro lên mức 106,28 yen/euro. Trong khi đó, “đồng bạc xanh” lại không biến động đáng kể so với đồng nội tệ của Nhật Bản, chỉ tăng nhẹ từ mức 80,86 yen/USD lên 80,9 yen/USD.
Ngân hàng trung ương Australia (NAB) cho hay xu hướng né tránh rủi ro của giới đầu tư đang dần suy giảm, khiến những tài sản vốn được coi là “nơi trú ẩn an toàn” như đồng USD và đồng yen không còn sức hấp dẫn nữa.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do Chính phủ Australia vừa công bố báo cáo chính thức cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 3/2012 đã ổn định ở mức 5,2%, với 44.000 việc làm mới được tạo ra, gấp gần tám lần so với kỳ vọng của thị trường. Thông tin này đã giúp đồng đôla Australia (AUD) tăng từ mức 103,6 xu Mỹ/AUD lên 103,79 xu Mỹ /AUD trong phiên giao dịch 12/4.
Trong khi đó, đồng euro cũng được hỗ trợ tích cực bởi việc lãi suất trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha và Italy bất ngờ giảm nhẹ trong ngày 11/4. Cụ thể, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italia đã giảm từ mức 5,7% xuống còn 5,55%, trong khi lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha cũng hạ xuống 5,8%, sau khi tăng lên trên 5,9% vào ngày 10/4.
Ngoài ra, trái phiếu chính phủ Đức cũng giảm đáng kể vào phiên giao dịch 11/4 vừa qua, khi mà giới đầu tư đã cảm thấy tin tưởng hơn vào sự vững chắc của nền kinh tế lớn nhất Eurozone.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định rằng thị trường tài chính thế giới vẫn chưa thể ổn định trong thời gian tới, khi các nhà đầu tư vẫn đang hướng sự chú ý tới các cuộc họp chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng này, với những đồn đoán rằng liệu hai nước có tiếp tục đưa ra thêm các chính sách nới lỏng tiền tệ hay không.
Bên cạnh đó, giới phân tích cũng lo ngại rằng những căng thẳng giữa Iran và các nước phương Tây xung quanh chương trình hạt nhân của Tehran, cùng với lời cảnh báo về kế hoạch phóng thử tên lửa của Triều Tiên sẽ là nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao trong thời gian tới, đe dọa sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu.
Cũng trong phiên giao dịch 12/4, đồng USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu Á như đồng SGD của Singapore, won của Hàn Quốc, peso của Philíppines và baht của Thái Lan, Đài tệ của Đài Loan. Tuy nhiên, “đồng bạc xanh” lại tăng giá so với đồng rupiah của Indonesia./.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro giao dịch ở mức 1,3136 USD đổi 1 euro, tăng so với mức 1,3108 USD/euro trong phiên giao dịch đêm hôm trước (11/4) tại New York.
Đồng tiền chung châu Âu cũng đi lên so với đồng yen của Nhật Bản, tăng từ mức 106 yen/euro lên mức 106,28 yen/euro. Trong khi đó, “đồng bạc xanh” lại không biến động đáng kể so với đồng nội tệ của Nhật Bản, chỉ tăng nhẹ từ mức 80,86 yen/USD lên 80,9 yen/USD.
Ngân hàng trung ương Australia (NAB) cho hay xu hướng né tránh rủi ro của giới đầu tư đang dần suy giảm, khiến những tài sản vốn được coi là “nơi trú ẩn an toàn” như đồng USD và đồng yen không còn sức hấp dẫn nữa.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do Chính phủ Australia vừa công bố báo cáo chính thức cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 3/2012 đã ổn định ở mức 5,2%, với 44.000 việc làm mới được tạo ra, gấp gần tám lần so với kỳ vọng của thị trường. Thông tin này đã giúp đồng đôla Australia (AUD) tăng từ mức 103,6 xu Mỹ/AUD lên 103,79 xu Mỹ /AUD trong phiên giao dịch 12/4.
Trong khi đó, đồng euro cũng được hỗ trợ tích cực bởi việc lãi suất trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha và Italy bất ngờ giảm nhẹ trong ngày 11/4. Cụ thể, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italia đã giảm từ mức 5,7% xuống còn 5,55%, trong khi lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha cũng hạ xuống 5,8%, sau khi tăng lên trên 5,9% vào ngày 10/4.
Ngoài ra, trái phiếu chính phủ Đức cũng giảm đáng kể vào phiên giao dịch 11/4 vừa qua, khi mà giới đầu tư đã cảm thấy tin tưởng hơn vào sự vững chắc của nền kinh tế lớn nhất Eurozone.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định rằng thị trường tài chính thế giới vẫn chưa thể ổn định trong thời gian tới, khi các nhà đầu tư vẫn đang hướng sự chú ý tới các cuộc họp chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng này, với những đồn đoán rằng liệu hai nước có tiếp tục đưa ra thêm các chính sách nới lỏng tiền tệ hay không.
Bên cạnh đó, giới phân tích cũng lo ngại rằng những căng thẳng giữa Iran và các nước phương Tây xung quanh chương trình hạt nhân của Tehran, cùng với lời cảnh báo về kế hoạch phóng thử tên lửa của Triều Tiên sẽ là nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao trong thời gian tới, đe dọa sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu.
Cũng trong phiên giao dịch 12/4, đồng USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu Á như đồng SGD của Singapore, won của Hàn Quốc, peso của Philíppines và baht của Thái Lan, Đài tệ của Đài Loan. Tuy nhiên, “đồng bạc xanh” lại tăng giá so với đồng rupiah của Indonesia./.
Minh Trang (TTXVN)