Trong phiên giao dịch ngày 9/7 tại thị trường châu Á, đồng USD lên giá so với cả đồng yen của Nhật Bản và đồng euro, sau khi xuất hiện những đồn đoán rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu rút lại các chương trình nới lỏng tiền tệ (QE) trong năm nay.
Thêm vào đó, tỷ lệ lạm phát tăng ngoài dự kiến của Trung Quốc đã xoa dịu những lo ngại về nguy cơ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng là nhân tố hỗ trợ tích cực cho sự tăng giá của đồng bạc xanh.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại thị trường Tokyo, đồng USD giao dịch ở mức 101,13 yen đổi 1 USD, tăng so với mức tương ứng 100,99 yen đổi 1 USD của phiên giao dịch đêm trước (8/7) tại thị trường New York.
Đồng tiền Mỹ cũng lấn át đồng euro khi tăng từ mức 1,2868 USD/euro lên mức 1,2861 USD/euro. Tuy nhiên, đồng tiền chung châu Âu lại đi lên so với đồng nội tệ Nhật Bản, tăng từ mức 129,96 yen/euro lên 130,09 yen/euro.
Cuối tuần trước, nền kinh tế Mỹ lại đón nhận thêm một tin vui nữa khi Bộ Lao động công bố báo cáo cho hay nước này đã tạo thêm 195.000 việc làm trong tháng 6/2013, cao hơn mức dự báo trước đó là 166.000 việc làm.
Mặc dù số liệu tích cực trên giúp giới đầu tư củng cố thêm niềm tin vào triển vọng phục hồi của nền kinh tế đầu tàu thế giới, song nó cũng khiến những đồn đoán về khả năng Fed có thể sẽ sớm rút lại chương trình thu mua trái phiếu, có trị giá tới 85 tỷ USD/tháng, trở nên thực tế hơn.
Việc đồng USD "vượt mặt" cả đồng yen và đồng euro trong phiên giao dịch 9/7 không những là nhờ thông tin tích cực trên, mà còn có sự góp sức của số liệu lạm phát mới nhất từ Trung Quốc.
Theo Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này đã tăng 2,7% trong tháng 6/2013, so với mức tăng tương ứng 2,1% trong tháng trước đó và cao hơn mức dự báo là 2,5%. Báo cáo này đã giúp xua tan phần nào những lo ngại của giới đầu tư về nguy cơ giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc.
Các nhà giao dịch tiền tệ hiện đang tập trung vào Nhật Bản, khi mà Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda sẽ tham gia một cuộc họp báo sau cuộc họp chính sách của ngân hàng này.
Giữa bối cảnh BoJ dường như chưa có bất cứ động thái nào chứng tỏ ý định mở rộng chương trình mua trái phiếu, thì những nhận định của ông Kuroda trong cuộc họp báo sắp tới sẽ cho biết hướng đi tiếp theo của thể chế tài chính lớn nhất Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này.
Tuy nhiên, cũng trong phiên giao dịch này, đồng USD lại đi xuống so với các đồng tiền chủ chốt của khu vực châu Á-Thái Bình Dương như đồng SGD của Singapore, Đài tệ của Đài Loan, won của Hàn Quốc, rupiah của Indonesia, peso của Philippines và baht của Thái Lan./.
Thêm vào đó, tỷ lệ lạm phát tăng ngoài dự kiến của Trung Quốc đã xoa dịu những lo ngại về nguy cơ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng là nhân tố hỗ trợ tích cực cho sự tăng giá của đồng bạc xanh.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại thị trường Tokyo, đồng USD giao dịch ở mức 101,13 yen đổi 1 USD, tăng so với mức tương ứng 100,99 yen đổi 1 USD của phiên giao dịch đêm trước (8/7) tại thị trường New York.
Đồng tiền Mỹ cũng lấn át đồng euro khi tăng từ mức 1,2868 USD/euro lên mức 1,2861 USD/euro. Tuy nhiên, đồng tiền chung châu Âu lại đi lên so với đồng nội tệ Nhật Bản, tăng từ mức 129,96 yen/euro lên 130,09 yen/euro.
Cuối tuần trước, nền kinh tế Mỹ lại đón nhận thêm một tin vui nữa khi Bộ Lao động công bố báo cáo cho hay nước này đã tạo thêm 195.000 việc làm trong tháng 6/2013, cao hơn mức dự báo trước đó là 166.000 việc làm.
Mặc dù số liệu tích cực trên giúp giới đầu tư củng cố thêm niềm tin vào triển vọng phục hồi của nền kinh tế đầu tàu thế giới, song nó cũng khiến những đồn đoán về khả năng Fed có thể sẽ sớm rút lại chương trình thu mua trái phiếu, có trị giá tới 85 tỷ USD/tháng, trở nên thực tế hơn.
Việc đồng USD "vượt mặt" cả đồng yen và đồng euro trong phiên giao dịch 9/7 không những là nhờ thông tin tích cực trên, mà còn có sự góp sức của số liệu lạm phát mới nhất từ Trung Quốc.
Theo Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này đã tăng 2,7% trong tháng 6/2013, so với mức tăng tương ứng 2,1% trong tháng trước đó và cao hơn mức dự báo là 2,5%. Báo cáo này đã giúp xua tan phần nào những lo ngại của giới đầu tư về nguy cơ giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc.
Các nhà giao dịch tiền tệ hiện đang tập trung vào Nhật Bản, khi mà Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda sẽ tham gia một cuộc họp báo sau cuộc họp chính sách của ngân hàng này.
Giữa bối cảnh BoJ dường như chưa có bất cứ động thái nào chứng tỏ ý định mở rộng chương trình mua trái phiếu, thì những nhận định của ông Kuroda trong cuộc họp báo sắp tới sẽ cho biết hướng đi tiếp theo của thể chế tài chính lớn nhất Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này.
Tuy nhiên, cũng trong phiên giao dịch này, đồng USD lại đi xuống so với các đồng tiền chủ chốt của khu vực châu Á-Thái Bình Dương như đồng SGD của Singapore, Đài tệ của Đài Loan, won của Hàn Quốc, rupiah của Indonesia, peso của Philippines và baht của Thái Lan./.
Minh Trang (TTXVN)