Đồng yen tiếp tục chịu sức ép giảm giá trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch ngày 12/3 trước những đồn đoán ngày càng nhiều về khả năng ban lãnh đạo mới của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ chuẩn bị tung ra các biện pháp nới lỏng tiền tệ mới.
Trong khi đó, đồng bạc xanh lại được hỗ trợ nhờ số liệu tích cực về thị trường việc làm Mỹ.
Vào chiều 12/3 tại Tokyo, đồng USD mạnh lên 96,47 yen, so với 96,26 yen tại New York vào cuối phiên trước (11/3). Đồng euro cũng mạnh lên so với đồng yen khi đổi được 125,66 yen so với 125,59 yen của phiên trước.
Thậm chí, trong phiên sáng, đồng tiền châu Âu đã có lúc chạm 126 yen trước khi giảm xuống.
So với đồng bạc xanh, đồng euro cũng giảm từ 1,3046 USD xuống 1,3023 USD sau khi số liệu mới nhất về tăng trưởng quý 4/2012 của châu Âu cho thấy khu vực này tiếp tục bị suy thoái, mặc dù mức suy giảm của Hy Lạp không tệ như dự kiến trước đó.
Daisaku Ueno, chiến lược gia cao cấp về ngoại hối tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley, nhận định, thị trường việc làm tốt lên tại Mỹ đã làm thay đổi bức tranh tỷ giá USD/yen và cho thấy sự phục hồi ổn định của nền kinh tế Mỹ.
Đồng yen còn chịu sức ép sau khi ông Haruhiko Kuroda, một nhà tài chính kỳ cựu và là sự lựa chọn của Tokyo cho vị trí lãnh đạo BoJ, nói rằng BoJ sẽ hành động để đưa mục tiêu lạm phát lên mức 2% như các nhà hoạch định chính sách đã thông qua hồi tháng Một vừa qua, nhằm đảo ngược lại xu thế giảm phát trong nhiều năm qua đã kìm hãm chi tiêu cá nhân và đầu tư cho kinh doanh.
Theo nhật báo kinh tế Nikkei số ra ngày hôm nay (12/3), ông Kuroda có thể sẽ tung ra gói kích thích kinh tế mới vào thời điểm trước cuộc họp đầu tiên về chính sách của BoJ dưới quyền lãnh đạo của ông trong tháng Tư tới. Thông tin này khiến đồng yen phiên này tiếp tục chìm sâu.
Thị trường tiền tệ hiện đang chờ đợi một loạt số liệu sắp công bố trong tuần của kinh tế Mỹ, trong đó có doanh thu bán lẻ, sản xuất công nghiệp và lượng người thất nghiệp mới hàng tuần.
Đồng USD phiên này tăng giảm trái chiều so với các đồng tiền châu Á, đồng đô la Ôxtrâylia tăng so với USD, trong khi đồng nhân dân tệ cũng mạnh lên so với đồng yen./.
Trong khi đó, đồng bạc xanh lại được hỗ trợ nhờ số liệu tích cực về thị trường việc làm Mỹ.
Vào chiều 12/3 tại Tokyo, đồng USD mạnh lên 96,47 yen, so với 96,26 yen tại New York vào cuối phiên trước (11/3). Đồng euro cũng mạnh lên so với đồng yen khi đổi được 125,66 yen so với 125,59 yen của phiên trước.
Thậm chí, trong phiên sáng, đồng tiền châu Âu đã có lúc chạm 126 yen trước khi giảm xuống.
So với đồng bạc xanh, đồng euro cũng giảm từ 1,3046 USD xuống 1,3023 USD sau khi số liệu mới nhất về tăng trưởng quý 4/2012 của châu Âu cho thấy khu vực này tiếp tục bị suy thoái, mặc dù mức suy giảm của Hy Lạp không tệ như dự kiến trước đó.
Daisaku Ueno, chiến lược gia cao cấp về ngoại hối tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley, nhận định, thị trường việc làm tốt lên tại Mỹ đã làm thay đổi bức tranh tỷ giá USD/yen và cho thấy sự phục hồi ổn định của nền kinh tế Mỹ.
Đồng yen còn chịu sức ép sau khi ông Haruhiko Kuroda, một nhà tài chính kỳ cựu và là sự lựa chọn của Tokyo cho vị trí lãnh đạo BoJ, nói rằng BoJ sẽ hành động để đưa mục tiêu lạm phát lên mức 2% như các nhà hoạch định chính sách đã thông qua hồi tháng Một vừa qua, nhằm đảo ngược lại xu thế giảm phát trong nhiều năm qua đã kìm hãm chi tiêu cá nhân và đầu tư cho kinh doanh.
Theo nhật báo kinh tế Nikkei số ra ngày hôm nay (12/3), ông Kuroda có thể sẽ tung ra gói kích thích kinh tế mới vào thời điểm trước cuộc họp đầu tiên về chính sách của BoJ dưới quyền lãnh đạo của ông trong tháng Tư tới. Thông tin này khiến đồng yen phiên này tiếp tục chìm sâu.
Thị trường tiền tệ hiện đang chờ đợi một loạt số liệu sắp công bố trong tuần của kinh tế Mỹ, trong đó có doanh thu bán lẻ, sản xuất công nghiệp và lượng người thất nghiệp mới hàng tuần.
Đồng USD phiên này tăng giảm trái chiều so với các đồng tiền châu Á, đồng đô la Ôxtrâylia tăng so với USD, trong khi đồng nhân dân tệ cũng mạnh lên so với đồng yen./.
Thùy Chi (TTXVN)