Tại thị trường Tokyo phiên 4/6, đồng yen vẫn đi xuống, trong bối cảnh nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Naoto Kan được chỉ định giữ chức Thủ tướng mới.
Trong một phiên giao dịch được đánh giá là ảm đạm, đồng USD và đồng euro cùng lên giá (so với yen), do các nhà nhập khẩu Nhật Bản đẩy mạnh hoạt động mua vào. Cụ thể, đồng USD tăng lên 92,73 yen/USD, so với mức 92,69 yen/USD trong phiên 3/6 ở New York. Đồng thời, euro cũng tăng giá so với USD, từ mức 1,2158 USD/euro lên 1,2176 USD/euro.
Việc bổ nhiệm ông Kan - người vốn "cổ động" cho một đồng yen yếu, đã không gây ra làn sóng bán tháo đồng nội tệ Nhật Bản, do các thị trường vẫn có nhu cầu đối với đồng tiền an toàn này, trong bối cảnh chứng khoán khu vực sa sút.
Hầu hết các thị trường đều đang chờ đợi Mỹ công bố thống kê về thị trường việc làm của nước này, dự kiến vào cuối ngày hôm nay.
Theo Credit Agricole CIB, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng Năm ước giảm từ mức 9,9% của tháng Tư xuống 9,8%. Đây là một dấu hiệu cho thấy sức phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng lượng việc làm mới tại Mỹ gia tăng chủ yếu từ hoạt động tuyển dụng tạm thời của chính phủ để phục vụ cuộc điều tra dân số năm 2010.
Bất chấp bức tranh kinh tế màu hồng của Mỹ, các nhà đầu tư vẫn lo ngại về nguy cơ lây lan của cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp, nhất là khi có tin cho hay Hungary có thể trở thành một Hy Lạp thứ hai và đợt bán đấu giá trái phiếu của Romania thất bại.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), ông Jose Manuel Barroso cảnh báo Hungary cần tăng tốc trong việc cắt giảm thâm hụt ngân sách để đưa đất nước thoát khỏi tình thế nguy hiểm này. Trong khi đó, phiên họp của G20 tại Hàn Quốc không ảnh hưởng gì tới các thị trường, khi các quan chức bác bỏ khả năng ra đời của một thỏa thuận nhằm cải cách hệ thống quản lý và tài chính.
Trong phiên giao dịch ngày 4/6, đồng USD lên giá so với hầu hết các đồng tiền châu Á, trong đó có đồng rupiah (Indonesia), TWD (Đài Loan), SGD (Singapore) và peso (Philippines)./.
Trong một phiên giao dịch được đánh giá là ảm đạm, đồng USD và đồng euro cùng lên giá (so với yen), do các nhà nhập khẩu Nhật Bản đẩy mạnh hoạt động mua vào. Cụ thể, đồng USD tăng lên 92,73 yen/USD, so với mức 92,69 yen/USD trong phiên 3/6 ở New York. Đồng thời, euro cũng tăng giá so với USD, từ mức 1,2158 USD/euro lên 1,2176 USD/euro.
Việc bổ nhiệm ông Kan - người vốn "cổ động" cho một đồng yen yếu, đã không gây ra làn sóng bán tháo đồng nội tệ Nhật Bản, do các thị trường vẫn có nhu cầu đối với đồng tiền an toàn này, trong bối cảnh chứng khoán khu vực sa sút.
Hầu hết các thị trường đều đang chờ đợi Mỹ công bố thống kê về thị trường việc làm của nước này, dự kiến vào cuối ngày hôm nay.
Theo Credit Agricole CIB, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng Năm ước giảm từ mức 9,9% của tháng Tư xuống 9,8%. Đây là một dấu hiệu cho thấy sức phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng lượng việc làm mới tại Mỹ gia tăng chủ yếu từ hoạt động tuyển dụng tạm thời của chính phủ để phục vụ cuộc điều tra dân số năm 2010.
Bất chấp bức tranh kinh tế màu hồng của Mỹ, các nhà đầu tư vẫn lo ngại về nguy cơ lây lan của cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp, nhất là khi có tin cho hay Hungary có thể trở thành một Hy Lạp thứ hai và đợt bán đấu giá trái phiếu của Romania thất bại.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), ông Jose Manuel Barroso cảnh báo Hungary cần tăng tốc trong việc cắt giảm thâm hụt ngân sách để đưa đất nước thoát khỏi tình thế nguy hiểm này. Trong khi đó, phiên họp của G20 tại Hàn Quốc không ảnh hưởng gì tới các thị trường, khi các quan chức bác bỏ khả năng ra đời của một thỏa thuận nhằm cải cách hệ thống quản lý và tài chính.
Trong phiên giao dịch ngày 4/6, đồng USD lên giá so với hầu hết các đồng tiền châu Á, trong đó có đồng rupiah (Indonesia), TWD (Đài Loan), SGD (Singapore) và peso (Philippines)./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)