Sáng 23/4, Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, Hà Nội đã tổ chức lễ khai trương Du lịch Ba Vì với chủ đề "Du lịch Ba Vì - Điểm đến năm 2011" tại Khu du lịch Ao Vua, xã Tản Lĩnh.
Lễ khai trương "Du lịch Ba Vì 2011" nhằm giới thiệu, quảng bá, phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa, cộng đồng của Ba Vì đến với du khách trong và ngoài nước; tạo điều kiện để các khu du lịch trên địa bàn nâng cao khả năng thu hút khách.
Ba Vì có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên như núi rừng, thác suối, sông, hồ gắn với truyền thuyết "Sơn Tinh-Thuỷ Tinh," các di tích lịch sử-văn hóa như cụm di tích Đền Thượng-Đền Trung-Đền Hạ thờ Tam vị Tản Viên Sơn Thánh, đình Tây Đằng, đình Chu Quyến, đình Thụy Phiêu, đền thờ Bác Hồ, khu di tích lịch sử K9.
Ba vì còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn-Suối Ngà, Khu du lịch Tản Đà, Vườn Quốc gia Ba Vì, Thác Đa, hồ Suối Hai, hồ Tiên Sa, Suối Mơ, nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên tại Thuần Mỹ cùng nhiều trang trại đồng quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp.
Đến nay trên địa bàn huyện Ba Vì có 15 đơn vị kinh doanh du lịch với các sản phẩm chủ yếu gồm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch hội thảo.
Trong năm năm qua, tổng doanh thu ngành du lịch của huyện đạt 296,4 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân 33,8 %/năm; trở thành ngành kinh tế trọng yếu của địa phương.
Tổng lượng khách đến tham quan du lịch trên địa bàn huyện đạt 5,24 triệu lượt, riêng năm 2010 đạt 1,5 triệu lượt người. Trong thời gian tới, huyện Ba Vì tập trung đầu tư có trọng điểm để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch như du lịch văn hóa, lễ hội, nhất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí có chất lượng cao, tạo liên kết tour du lịch vùng, thu hút du khách với khả năng chi tiêu cao.
Năm 2011, huyện phấn đấu thu hút 1,7-1,8 triệu lượt khách; đến năm 2015 đạt 2,5-2,6 triệu lượt khách. Doanh thu về hoạt động kinh doanh du lịch năm 2011 đạt 120 tỷ đồng, đến năm 2015 đạt 200 tỷ đồng. Du lịch dịch vụ đến năm 2015 chiếm 50% tỷ trọng cơ cấu kinh tế của huyện, tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động./.
Lễ khai trương "Du lịch Ba Vì 2011" nhằm giới thiệu, quảng bá, phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa, cộng đồng của Ba Vì đến với du khách trong và ngoài nước; tạo điều kiện để các khu du lịch trên địa bàn nâng cao khả năng thu hút khách.
Ba Vì có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên như núi rừng, thác suối, sông, hồ gắn với truyền thuyết "Sơn Tinh-Thuỷ Tinh," các di tích lịch sử-văn hóa như cụm di tích Đền Thượng-Đền Trung-Đền Hạ thờ Tam vị Tản Viên Sơn Thánh, đình Tây Đằng, đình Chu Quyến, đình Thụy Phiêu, đền thờ Bác Hồ, khu di tích lịch sử K9.
Ba vì còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn-Suối Ngà, Khu du lịch Tản Đà, Vườn Quốc gia Ba Vì, Thác Đa, hồ Suối Hai, hồ Tiên Sa, Suối Mơ, nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên tại Thuần Mỹ cùng nhiều trang trại đồng quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp.
Đến nay trên địa bàn huyện Ba Vì có 15 đơn vị kinh doanh du lịch với các sản phẩm chủ yếu gồm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch hội thảo.
Trong năm năm qua, tổng doanh thu ngành du lịch của huyện đạt 296,4 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân 33,8 %/năm; trở thành ngành kinh tế trọng yếu của địa phương.
Tổng lượng khách đến tham quan du lịch trên địa bàn huyện đạt 5,24 triệu lượt, riêng năm 2010 đạt 1,5 triệu lượt người. Trong thời gian tới, huyện Ba Vì tập trung đầu tư có trọng điểm để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch như du lịch văn hóa, lễ hội, nhất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí có chất lượng cao, tạo liên kết tour du lịch vùng, thu hút du khách với khả năng chi tiêu cao.
Năm 2011, huyện phấn đấu thu hút 1,7-1,8 triệu lượt khách; đến năm 2015 đạt 2,5-2,6 triệu lượt khách. Doanh thu về hoạt động kinh doanh du lịch năm 2011 đạt 120 tỷ đồng, đến năm 2015 đạt 200 tỷ đồng. Du lịch dịch vụ đến năm 2015 chiếm 50% tỷ trọng cơ cấu kinh tế của huyện, tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động./.
Đinh Thị Thuận (Vietnam+)