Ngày 2/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã chúc mừng Myanmar tổ chức thành công cuộc bầu cử quốc hội bổ sung vừa qua, đồng thời nhấn mạnh sự tham gia một cách tự do của các đảng phái trong cuộc bầu cử này là một bước tiến quan trọng hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn cho Myanmar.
Trong tuyên bố, Tổng Thư ký Ban Ki-moon hoan nghênh người dân, Chính phủ và các đảng phái ở Myanmar đã tiến hành cuộc bầu cử một cách hòa bình và trật tự, với sự tham gia một cách tự do của nhiều đảng phái chính trị, trong đó có Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD).
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng hoan nghênh những nỗ lực của Chính phủ Myanmar và Tổng thống U Thein Sein cũng như các thành phần chủ chốt khác, trong đó có thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi, đã giúp Myanmar đạt được tiến bộ quan trọng này để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
[ASEAN đề cao thành công cuộc bầu cử ở Myanmar]
Tổng Thư ký Ban Ki-moon kêu gọi Chính phủ và các lực lượng chính trị khác ở Myanmar hợp tác dựa trên kết quả bầu cử, củng cố các thành quả dân chủ mà nước này đã đạt được, đồng thời các nước tăng cường nỗ lực giúp Myanmar hướng tới hòa giải dân tộc và hòa bình bền vững.
Theo kế hoạch, ông Ban Ki-moon sẽ thăm Myanmar trong tháng Tư.
Tại Washington, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cho rằng cuộc bầu cử hôm 1/4 là một "bước tiến quan trọng trong tiến trình chuyển đổi dân chủ" ở Myanmar, thể hiện quyết tâm của Naypyidaw đi theo con đường dẫn tới sự cởi mở, minh bạch và cải cách lớn hơn.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết hiện Mỹ đang tiếp tục đánh giá các diễn biến tại Myanmar, cho rằng "còn quá sớm để Mỹ đưa ra các khích lệ mới."
Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) thông báo khả năng nới lỏng trừng phạt Myanmar. Đại diện cấp cao về an ninh và đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton cho biết EU sẽ tiếp tục ủng hộ những cải cách đang diễn ra tại Myanmar và hy vọng phát triển một quan hệ hợp tác mới với Naypyidaw.
Bà Ashton dự kiến thăm Myanmar cuối tháng Tư này. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã chúc mừng thắng lợi của bà Suu Kyi, trong khi Ngoại trưởng Anh William Hague mô tả đây là "một kết quả lịch sử."
Thái Lan và Philippines cũng lên tiếng hoan nghênh cuộc bầu cử tự do và công bằng tại Myanmar. Bộ Ngoại giao Thái Lan đánh giá "đây thực sự là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa và hòa giải dân tộc ở Myanmar," đồng thời kêu gọi tất cả các bên ở Myanmar phát huy thành quả này và tiếp tục phối hợp để đạt được các tiến bộ lớn hơn.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho rằng cuộc bầu cử với kết quả thủ lĩnh đối lập San Suu Kyi trúng cử là một diễn biến tốt cho thấy Myanmar "đang mở cửa," đồng thời bày tỏ hy vọng kết quả này sẽ dẫn tới đối thoại dân chủ nhằm mang lại ổn định và tiến bộ cho Myanmar.
Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Surin Pitsuwan khẳng định thành công của cuộc bầu cử bổ sung ở Myanmar sẽ mở đường cho quốc gia này tiến tới hội nhập với ASEAN và cộng đồng quốc tế.
Về phần mình, bà San Suu Kyi đã bày tỏ hy vọng về một "kỷ nguyên mới" cho Myanmar sau cuộc bầu cử ngày 1/4 và hy vọng tất cả các đảng tham gia bầu cử sẽ hợp tác với NLD nhằm tạo ra một không khí dân chủ cho đất nước.
Đảng NLD của bà San Suu Kyi giành được 40/45 ghế bầu bổ sung ngày 1/4, trong đó có 35 ghế Hạ viện, 3 ghế Thượng viện và 2 ghế đại biểu khu vực hoặc bang. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi chính phủ dân sự hiện nay nhậm chức hồi tháng 3/2011.
Chính phủ Myanmar đã mời các nhà ngoại giao nước ngoài và các quan chức Liên hợp quốc có mặt tại Myanmar, cùng hơn 150 quan sát viên quốc tế và các đại diện truyền thông từ ASEAN và các đối tác đối thoại, trong đó có EU và Mỹ, đến chứng kiến cuộc bầu cử.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh có kế hoạch thăm Myanmar vào tháng Năm tới nhằm thúc đẩy quan hệ song phương. Trong mấy năm qua, Ấn Độ đã đẩy mạnh quan hệ với Myanmar.
New Delhi phản ứng mạnh mẽ việc Mỹ và các nước phương Tây áp đặt trừng phạt đối với Myanmar, luôn nhấn mạnh quan điểm phải thúc đẩy dân chủ tại Myanmar thông qua đối thoại, chứ không phải đối đầu./.
Trong tuyên bố, Tổng Thư ký Ban Ki-moon hoan nghênh người dân, Chính phủ và các đảng phái ở Myanmar đã tiến hành cuộc bầu cử một cách hòa bình và trật tự, với sự tham gia một cách tự do của nhiều đảng phái chính trị, trong đó có Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD).
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng hoan nghênh những nỗ lực của Chính phủ Myanmar và Tổng thống U Thein Sein cũng như các thành phần chủ chốt khác, trong đó có thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi, đã giúp Myanmar đạt được tiến bộ quan trọng này để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
[ASEAN đề cao thành công cuộc bầu cử ở Myanmar]
Tổng Thư ký Ban Ki-moon kêu gọi Chính phủ và các lực lượng chính trị khác ở Myanmar hợp tác dựa trên kết quả bầu cử, củng cố các thành quả dân chủ mà nước này đã đạt được, đồng thời các nước tăng cường nỗ lực giúp Myanmar hướng tới hòa giải dân tộc và hòa bình bền vững.
Theo kế hoạch, ông Ban Ki-moon sẽ thăm Myanmar trong tháng Tư.
Tại Washington, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cho rằng cuộc bầu cử hôm 1/4 là một "bước tiến quan trọng trong tiến trình chuyển đổi dân chủ" ở Myanmar, thể hiện quyết tâm của Naypyidaw đi theo con đường dẫn tới sự cởi mở, minh bạch và cải cách lớn hơn.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết hiện Mỹ đang tiếp tục đánh giá các diễn biến tại Myanmar, cho rằng "còn quá sớm để Mỹ đưa ra các khích lệ mới."
Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) thông báo khả năng nới lỏng trừng phạt Myanmar. Đại diện cấp cao về an ninh và đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton cho biết EU sẽ tiếp tục ủng hộ những cải cách đang diễn ra tại Myanmar và hy vọng phát triển một quan hệ hợp tác mới với Naypyidaw.
Bà Ashton dự kiến thăm Myanmar cuối tháng Tư này. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã chúc mừng thắng lợi của bà Suu Kyi, trong khi Ngoại trưởng Anh William Hague mô tả đây là "một kết quả lịch sử."
Thái Lan và Philippines cũng lên tiếng hoan nghênh cuộc bầu cử tự do và công bằng tại Myanmar. Bộ Ngoại giao Thái Lan đánh giá "đây thực sự là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa và hòa giải dân tộc ở Myanmar," đồng thời kêu gọi tất cả các bên ở Myanmar phát huy thành quả này và tiếp tục phối hợp để đạt được các tiến bộ lớn hơn.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho rằng cuộc bầu cử với kết quả thủ lĩnh đối lập San Suu Kyi trúng cử là một diễn biến tốt cho thấy Myanmar "đang mở cửa," đồng thời bày tỏ hy vọng kết quả này sẽ dẫn tới đối thoại dân chủ nhằm mang lại ổn định và tiến bộ cho Myanmar.
Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Surin Pitsuwan khẳng định thành công của cuộc bầu cử bổ sung ở Myanmar sẽ mở đường cho quốc gia này tiến tới hội nhập với ASEAN và cộng đồng quốc tế.
Về phần mình, bà San Suu Kyi đã bày tỏ hy vọng về một "kỷ nguyên mới" cho Myanmar sau cuộc bầu cử ngày 1/4 và hy vọng tất cả các đảng tham gia bầu cử sẽ hợp tác với NLD nhằm tạo ra một không khí dân chủ cho đất nước.
Đảng NLD của bà San Suu Kyi giành được 40/45 ghế bầu bổ sung ngày 1/4, trong đó có 35 ghế Hạ viện, 3 ghế Thượng viện và 2 ghế đại biểu khu vực hoặc bang. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi chính phủ dân sự hiện nay nhậm chức hồi tháng 3/2011.
Chính phủ Myanmar đã mời các nhà ngoại giao nước ngoài và các quan chức Liên hợp quốc có mặt tại Myanmar, cùng hơn 150 quan sát viên quốc tế và các đại diện truyền thông từ ASEAN và các đối tác đối thoại, trong đó có EU và Mỹ, đến chứng kiến cuộc bầu cử.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh có kế hoạch thăm Myanmar vào tháng Năm tới nhằm thúc đẩy quan hệ song phương. Trong mấy năm qua, Ấn Độ đã đẩy mạnh quan hệ với Myanmar.
New Delhi phản ứng mạnh mẽ việc Mỹ và các nước phương Tây áp đặt trừng phạt đối với Myanmar, luôn nhấn mạnh quan điểm phải thúc đẩy dân chủ tại Myanmar thông qua đối thoại, chứ không phải đối đầu./.
(TTXVN)