Ngày 16/11, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thủ đô.
Theo Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng, Ủy viên Ủy ban pháp luật của Quốc hội Trần Ngọc Vinh thì dự thảo luật này cần thêm thời gian nghiên cứu để có cách giải quyết một số vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.
"Chỉ có như vậy, luật mới có tính khả thi và có sức sống trong thực tế," ông Vinh nói.
- Xin ông cho biết ý kiến sau khi nghiên cứu dự thảo luật này?
Ông Trần Ngọc Vinh: Trong dự thảo Luật Thủ đô quy định 20 chính sách, cơ chế đặc thù việc xây dựng, phát triển, quản lý thủ đô. Tuy nhiên, trong đó có hai vấn đề nổi lên, đáng quan tâm là việc đặt thêm các điều kiện hạn chế cư trú ở khu vực nội thành và Thủ đô có thể áp dụng mức xử phạt hành chính trong khu vực nội thành cao hơn mức xử phạt chung của cả nước.
Tôi rất băn khoăn về mục đích của quy định tăng mức xử phạt liệu có phải là giải pháp hiệu quả để giải quyết những vấn đề bức xúc của Hà Nội không? Cũng cần làm rõ, cơ sở nào để quy định mức xử phạt vi phạm hành chính cao không quá 5 lần so với mức chung của cả nước.
Về quản lý dân cư, chúng ta biết rằng trong Luật cư trú đã quy định: nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống, quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Trước khi có Luật cư trú đã có một thời gian dài chúng ta áp dụng biện pháp hành chính nhằm hạn chế di dân tự do vào các thành phố lớn trong đó có Thủ đô Hà Nội. Nhưng trên thực tế, các biện pháp này không đem lại hiệu quả.
Vì vậy, giải pháp cho vấn đề này là cần quản lý dân cư theo quy hoạch, dùng các giải pháp về kinh tế, xã hội như là chuyển bớt các trường đại học, bệnh viện, cơ sở sản xuất... ra khỏi khu vực nội thành, xây dựng các đô thị vệ tinh, hệ thống giao thông công cộng thuận lợi kết nối nội thành với ngoại thành chứ không nên dùng biện pháp hành chính để điều chỉnh quản lý dân cư.
Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần tính toán, thận trọng những điều cần quy định trong luật, tránh lạm dụng cơ chế đặc thù, đảm bảo đến quyền lợi hợp pháp và quyền tự do của người dân theo quy định của pháp luật.
- Có những điều gì trong dự thảo luật mà ông còn thấy băn khoăn?
Ông Trần Ngọc Vinh: Từ điều 1 đến điều 5 của dự thảo luật, nội dung mang nặng tính nghị quyết, khẩu hiệu, không mang tính quy định cụ thể của pháp luật. Tôi lấy ví dụ, điều 2 có quy định: Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội. Thủ đô là đô thị đặc biệt, đầu não chính trị-hành chính quốc gia, nơi đặt các trụ sở của cơ quan Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan ngoại giao... Theo tôi, những nội dung này đã được quy định tại Hiến pháp, không cần ghi trong luật này.
Mội ví dụ nữa là tại điều 3, khoản 1 có quy định xây dựng thủ đô văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, kế thừa và phát huy truyền thống nghìn năm văn hiến. Khoản 2, xây dựng người dân thủ đô thanh lịch, văn minh, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Theo tôi, nó mang nặng tính hình thức và khẩu hiệu.
Như chúng ta đều biết, bất kỳ dự thảo luật nào xây dựng cũng cần phải bảo đảm được tính hợp hiến và hợp pháp, tính đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật, tính khả thi của luật trong thực tế. Để soi vào những tiêu chí lớn nêu trên, tôi thấy còn có một số bất cập như sau:
Một là, tính hợp hiến, hợp pháp ở đây còn nhiều điều chưa ổn, như việc đặt ra các cơ chế, chính sách chưa phù hợp với Hiến pháp, không tạo ra một thiết chế độc lập, thiếu sự gắn kết với các tỉnh, thành phố khác. Điều này đã được thể hiện trong báo cáo của Ủy ban pháp luật.
Hai là, về tính đồng bộ của hệ thống pháp luật ở nước ta thì nhiều điều trong dự thảo luật còn vênh, chưa thống nhất với các luật đã ban hành như Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Giao thông, Luật Ngân sách, Luật Môi trường và một số luật khác.
Ba là, tính khả thi của luật này trong thực tế không cao, bởi lẽ nhiều điều quy định trong luật không phù hợp với cuộc sống hiện nay của người dân thủ đô. Một số cơ chế đặc thù khó có thể áp dụng được khi một số chính sách chưa đồng bộ.
Hơn nữa, việc mở rộng thủ đô vừa qua mới trong vòng thời gian ngắn mà cụ thể là từ năm 2008 đến nay, chưa tổng kết một cách đầy đủ, toàn diện những mặt tích cực và những hạn chế, đặc biệt là khi tình hình kinh tế-xã hội của thủ đô có nhiều thay đổi.
Để dự thảo Luật thủ đô thực sự đáp ứng được tinh thần Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị "Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 - 2010", ngày 15/12/2000 cũng như khi luật này được thông qua, tạo được cơ sở pháp lý cao cho việc xây dựng và phát triển thủ đô một cách bền vững, theo tôi cần có thêm thời gian để nghiên cứu kỹ hơn trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
Xin cảm ơn ông./.
Theo Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng, Ủy viên Ủy ban pháp luật của Quốc hội Trần Ngọc Vinh thì dự thảo luật này cần thêm thời gian nghiên cứu để có cách giải quyết một số vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.
"Chỉ có như vậy, luật mới có tính khả thi và có sức sống trong thực tế," ông Vinh nói.
- Xin ông cho biết ý kiến sau khi nghiên cứu dự thảo luật này?
Ông Trần Ngọc Vinh: Trong dự thảo Luật Thủ đô quy định 20 chính sách, cơ chế đặc thù việc xây dựng, phát triển, quản lý thủ đô. Tuy nhiên, trong đó có hai vấn đề nổi lên, đáng quan tâm là việc đặt thêm các điều kiện hạn chế cư trú ở khu vực nội thành và Thủ đô có thể áp dụng mức xử phạt hành chính trong khu vực nội thành cao hơn mức xử phạt chung của cả nước.
Tôi rất băn khoăn về mục đích của quy định tăng mức xử phạt liệu có phải là giải pháp hiệu quả để giải quyết những vấn đề bức xúc của Hà Nội không? Cũng cần làm rõ, cơ sở nào để quy định mức xử phạt vi phạm hành chính cao không quá 5 lần so với mức chung của cả nước.
Về quản lý dân cư, chúng ta biết rằng trong Luật cư trú đã quy định: nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống, quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Trước khi có Luật cư trú đã có một thời gian dài chúng ta áp dụng biện pháp hành chính nhằm hạn chế di dân tự do vào các thành phố lớn trong đó có Thủ đô Hà Nội. Nhưng trên thực tế, các biện pháp này không đem lại hiệu quả.
Vì vậy, giải pháp cho vấn đề này là cần quản lý dân cư theo quy hoạch, dùng các giải pháp về kinh tế, xã hội như là chuyển bớt các trường đại học, bệnh viện, cơ sở sản xuất... ra khỏi khu vực nội thành, xây dựng các đô thị vệ tinh, hệ thống giao thông công cộng thuận lợi kết nối nội thành với ngoại thành chứ không nên dùng biện pháp hành chính để điều chỉnh quản lý dân cư.
Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần tính toán, thận trọng những điều cần quy định trong luật, tránh lạm dụng cơ chế đặc thù, đảm bảo đến quyền lợi hợp pháp và quyền tự do của người dân theo quy định của pháp luật.
- Có những điều gì trong dự thảo luật mà ông còn thấy băn khoăn?
Ông Trần Ngọc Vinh: Từ điều 1 đến điều 5 của dự thảo luật, nội dung mang nặng tính nghị quyết, khẩu hiệu, không mang tính quy định cụ thể của pháp luật. Tôi lấy ví dụ, điều 2 có quy định: Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội. Thủ đô là đô thị đặc biệt, đầu não chính trị-hành chính quốc gia, nơi đặt các trụ sở của cơ quan Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan ngoại giao... Theo tôi, những nội dung này đã được quy định tại Hiến pháp, không cần ghi trong luật này.
Mội ví dụ nữa là tại điều 3, khoản 1 có quy định xây dựng thủ đô văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, kế thừa và phát huy truyền thống nghìn năm văn hiến. Khoản 2, xây dựng người dân thủ đô thanh lịch, văn minh, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Theo tôi, nó mang nặng tính hình thức và khẩu hiệu.
Như chúng ta đều biết, bất kỳ dự thảo luật nào xây dựng cũng cần phải bảo đảm được tính hợp hiến và hợp pháp, tính đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật, tính khả thi của luật trong thực tế. Để soi vào những tiêu chí lớn nêu trên, tôi thấy còn có một số bất cập như sau:
Một là, tính hợp hiến, hợp pháp ở đây còn nhiều điều chưa ổn, như việc đặt ra các cơ chế, chính sách chưa phù hợp với Hiến pháp, không tạo ra một thiết chế độc lập, thiếu sự gắn kết với các tỉnh, thành phố khác. Điều này đã được thể hiện trong báo cáo của Ủy ban pháp luật.
Hai là, về tính đồng bộ của hệ thống pháp luật ở nước ta thì nhiều điều trong dự thảo luật còn vênh, chưa thống nhất với các luật đã ban hành như Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Giao thông, Luật Ngân sách, Luật Môi trường và một số luật khác.
Ba là, tính khả thi của luật này trong thực tế không cao, bởi lẽ nhiều điều quy định trong luật không phù hợp với cuộc sống hiện nay của người dân thủ đô. Một số cơ chế đặc thù khó có thể áp dụng được khi một số chính sách chưa đồng bộ.
Hơn nữa, việc mở rộng thủ đô vừa qua mới trong vòng thời gian ngắn mà cụ thể là từ năm 2008 đến nay, chưa tổng kết một cách đầy đủ, toàn diện những mặt tích cực và những hạn chế, đặc biệt là khi tình hình kinh tế-xã hội của thủ đô có nhiều thay đổi.
Để dự thảo Luật thủ đô thực sự đáp ứng được tinh thần Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị "Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 - 2010", ngày 15/12/2000 cũng như khi luật này được thông qua, tạo được cơ sở pháp lý cao cho việc xây dựng và phát triển thủ đô một cách bền vững, theo tôi cần có thêm thời gian để nghiên cứu kỹ hơn trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
Xin cảm ơn ông./.
Vũ Anh Minh (Vietnam+)