Chiều 27/ 4, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan thảo luận về Dự án Luật Thủ đô dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo.
Dự án Luật Thủ đô mới nhất được xây dựng trên những nhóm quan điểm chỉ đạo lớn. Đó là tiếp tục thể chế hóa tối đa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng, quản lý, phát triển Thủ đô trong tình hình mới; kế thừa và nâng cấp các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh Thủ đô năm 2000. Đồng thời, bảo đảm tính khả thi; sự phù hợp với Hiến pháp; cân đối hài hòa trong tổng thể các khu vực khác nhau của Hà Nội; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm một số nước có điều kiện đô thị như Hà Nội.
Dự thảo mới gồm 4 chương với 33 điều. Chương I: những quy định chung gồm 8 điều (từ điều 1 đến điều 8). Chương II: chính sách đặc thù xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô gồm 16 điều (từ điều 9 đến điều 24); chương III: trách nhiệm xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô gồm 6 điều (từ điều 25 đến điều 30); chương IV: điều khoản thi hành gồm 3 điều. Dự thảo mới đã giữ toàn văn 17 điều, chỉnh lý 15 điều, bổ sung điều 24 trên cơ sở tách điều 23 cũ, thành 2 điều mới gồm điều 23 là chính sách, cơ chế về tài chính và điều 24 là quản lý đất đai.
Đáng lưu ý nhất trong Dự thảo lần này là bổ sung trách nhiệm của Hà Nội trong việc trình Chính phủ quy định lộ trình, chính sách hỗ trợ về tài chính, đất đai để di dời trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, trụ sở cơ quan Trung ương, bệnh viện không phù hợp với quy hoạch hoặc gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội thành và không xây dựng mới các tổ chức trên ở khu vực này. Ngoài ra, Hà Nội còn có nghĩa vụ chủ động phối hợp, hỗ trợ các tỉnh, thành phố thuộc Vùng thủ đô để liên kết, hợp tác cùng phát triển.
Về chính sách cơ chế tài chính, loại bỏ điều khoản “Thủ đô được giữ lại 100% khoản vượt khu ngân sách” vì điều này không nhận được sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội. Ở lĩnh vực quản lý dân cư, giao Chính phủ quy định điều kiện đăng ký thường trú ở nội thành...
Ghi nhận những cố gắng của Tổ biên tập Luật Thủ đô đã bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng Dự thảo Luật Thủ đô đã dần đi đến hoàn thiện, có sự điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, cần rà soát lại Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020 để xây dựng Luật Thủ đô phù hợp với mục tiêu phát triển Thủ đô Hà Nội xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo yêu cầu từ nay đến trung tuần tháng 5, các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu kỹ các cơ chế đặc thù, bảo đảm không mâu thuẫn với các quy định trong Hiến pháp hiện hành và Dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Đồng thời, có nhiều hình thức tuyên truyền về nội dung dự thảo Luật Thủ đô nhằm thu thập tối đa những ý kiến có giá trị cao./.
Dự án Luật Thủ đô mới nhất được xây dựng trên những nhóm quan điểm chỉ đạo lớn. Đó là tiếp tục thể chế hóa tối đa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng, quản lý, phát triển Thủ đô trong tình hình mới; kế thừa và nâng cấp các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh Thủ đô năm 2000. Đồng thời, bảo đảm tính khả thi; sự phù hợp với Hiến pháp; cân đối hài hòa trong tổng thể các khu vực khác nhau của Hà Nội; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm một số nước có điều kiện đô thị như Hà Nội.
Dự thảo mới gồm 4 chương với 33 điều. Chương I: những quy định chung gồm 8 điều (từ điều 1 đến điều 8). Chương II: chính sách đặc thù xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô gồm 16 điều (từ điều 9 đến điều 24); chương III: trách nhiệm xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô gồm 6 điều (từ điều 25 đến điều 30); chương IV: điều khoản thi hành gồm 3 điều. Dự thảo mới đã giữ toàn văn 17 điều, chỉnh lý 15 điều, bổ sung điều 24 trên cơ sở tách điều 23 cũ, thành 2 điều mới gồm điều 23 là chính sách, cơ chế về tài chính và điều 24 là quản lý đất đai.
Đáng lưu ý nhất trong Dự thảo lần này là bổ sung trách nhiệm của Hà Nội trong việc trình Chính phủ quy định lộ trình, chính sách hỗ trợ về tài chính, đất đai để di dời trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, trụ sở cơ quan Trung ương, bệnh viện không phù hợp với quy hoạch hoặc gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội thành và không xây dựng mới các tổ chức trên ở khu vực này. Ngoài ra, Hà Nội còn có nghĩa vụ chủ động phối hợp, hỗ trợ các tỉnh, thành phố thuộc Vùng thủ đô để liên kết, hợp tác cùng phát triển.
Về chính sách cơ chế tài chính, loại bỏ điều khoản “Thủ đô được giữ lại 100% khoản vượt khu ngân sách” vì điều này không nhận được sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội. Ở lĩnh vực quản lý dân cư, giao Chính phủ quy định điều kiện đăng ký thường trú ở nội thành...
Ghi nhận những cố gắng của Tổ biên tập Luật Thủ đô đã bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng Dự thảo Luật Thủ đô đã dần đi đến hoàn thiện, có sự điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, cần rà soát lại Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020 để xây dựng Luật Thủ đô phù hợp với mục tiêu phát triển Thủ đô Hà Nội xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo yêu cầu từ nay đến trung tuần tháng 5, các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu kỹ các cơ chế đặc thù, bảo đảm không mâu thuẫn với các quy định trong Hiến pháp hiện hành và Dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Đồng thời, có nhiều hình thức tuyên truyền về nội dung dự thảo Luật Thủ đô nhằm thu thập tối đa những ý kiến có giá trị cao./.
Thanh Bình (TTXVN)