Ngày 22/6, Ban soạn thảo Luật Thủ đô (Luật Thủ đô) đã họp phiên thứ 4 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Trưởng ban soạn thảo và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, để cho ý kiến, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô trước khi trình Chính phủ vào tháng 7 tới.
Dự thảo đưa ra lấy ý kiến lần này gồm 4 chương 32 điều, trong đó có 15 điều được giữ nguyên.
So với qui định của Luật xử lý vi phạm hành chính vừa được Quốc hội thông qua, dự thảo Luật Thủ đô mở rộng thẩm quyền cho Hà Nội được phép quy định mức xử phạt hành chính cao không quá 2 lần mức phạt chung trong 3 lĩnh vực: đất đai, xây dựng, văn hóa.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường lưu ý, trong khoảng hơn 100 lĩnh vực xử phạt hành chính phải rà soát xem lĩnh vực nào cần thiết, quá bức xúc, trực tiếp phục vụ cho vấn đề an ninh trật tự, an toàn của Thủ đô mà điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính chưa qui định, từ đó đề nghị Hội đồng Nhân dân thành phố qui định cho thành phố có thẩm quyền phạt như lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, quảng cáo thương mại, quản lý vật liệu nổ...
Nhiều thành viên trong Ban soạn thảo vẫn còn có ý kiến khác nhau về quy định trực tiếp đối tượng và điều kiện cụ thể đối với công dân đang tạm trú muốn đăng ký thường trú tại nội thành.
Theo đánh giá tác động, tham vấn ý kiến các cá nhân, tổ chức liên quan khi xây dựng Luật Thủ đô cho thấy, do quy định về điều kiện nhập cư vào nội đô quá thoáng nên có nhiều trường hợp một gia đình cho tới 15 đến 20 người đăng ký ở nhờ để rồi tách ra lập hộ khẩu thường trú. Vì vậy, ngày càng nhiều người dân từ ngoại tỉnh và các vùng khác nhau dồn đến Hà Nội lập nghiệp, sinh sống, gây áp lực lớn về vấn đề dân số. Hiện tại, nơi có mật độ dân số cao nhất Thủ đô là quận Đống Đa lên tới 36.550 người/km2, tiếp đó là quận Hai Bà Trưng với 29.368 người/km2.
Các thành viên Ban soạn thảo cũng đề nghị giữ nguyên qui định về biểu tượng của Thủ đô. Đối với qui định về danh hiệu công dân danh dự của Thủ đô, một số ý kiến cho rằng, qui định chỉ dành danh hiệu này cho “người nước ngoài có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng, phát triển Thủ đô” là “bỏ quên những đóng góp cho Thủ đô của những người ở trong nước.”
Các thành viên Ban soạn thảo cũng đã tập trung thảo luận vấn đề quy hoạch, quản lý đô thị và trật tự xây dựng, đặc biệt là việc di dời các cơ sở y tế, giáo dục ra khỏi khu vực nội thành... với mục đích giảm tải hạ tầng nội đô. Cụ thể, trong nội thành không mở rộng diện tích sử dụng đất, quy mô giường bệnh của các bệnh viện hiện có; không xây mới khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Đất sau di dời của các cơ sở nêu trên ưu tiên sử dụng phát triển cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng, hạ tầng xã hội.
Theo kế hoạch, dự thảo Luật Thủ đô sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 1 lần tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012)./.
Dự thảo đưa ra lấy ý kiến lần này gồm 4 chương 32 điều, trong đó có 15 điều được giữ nguyên.
So với qui định của Luật xử lý vi phạm hành chính vừa được Quốc hội thông qua, dự thảo Luật Thủ đô mở rộng thẩm quyền cho Hà Nội được phép quy định mức xử phạt hành chính cao không quá 2 lần mức phạt chung trong 3 lĩnh vực: đất đai, xây dựng, văn hóa.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường lưu ý, trong khoảng hơn 100 lĩnh vực xử phạt hành chính phải rà soát xem lĩnh vực nào cần thiết, quá bức xúc, trực tiếp phục vụ cho vấn đề an ninh trật tự, an toàn của Thủ đô mà điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính chưa qui định, từ đó đề nghị Hội đồng Nhân dân thành phố qui định cho thành phố có thẩm quyền phạt như lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, quảng cáo thương mại, quản lý vật liệu nổ...
Nhiều thành viên trong Ban soạn thảo vẫn còn có ý kiến khác nhau về quy định trực tiếp đối tượng và điều kiện cụ thể đối với công dân đang tạm trú muốn đăng ký thường trú tại nội thành.
Theo đánh giá tác động, tham vấn ý kiến các cá nhân, tổ chức liên quan khi xây dựng Luật Thủ đô cho thấy, do quy định về điều kiện nhập cư vào nội đô quá thoáng nên có nhiều trường hợp một gia đình cho tới 15 đến 20 người đăng ký ở nhờ để rồi tách ra lập hộ khẩu thường trú. Vì vậy, ngày càng nhiều người dân từ ngoại tỉnh và các vùng khác nhau dồn đến Hà Nội lập nghiệp, sinh sống, gây áp lực lớn về vấn đề dân số. Hiện tại, nơi có mật độ dân số cao nhất Thủ đô là quận Đống Đa lên tới 36.550 người/km2, tiếp đó là quận Hai Bà Trưng với 29.368 người/km2.
Các thành viên Ban soạn thảo cũng đề nghị giữ nguyên qui định về biểu tượng của Thủ đô. Đối với qui định về danh hiệu công dân danh dự của Thủ đô, một số ý kiến cho rằng, qui định chỉ dành danh hiệu này cho “người nước ngoài có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng, phát triển Thủ đô” là “bỏ quên những đóng góp cho Thủ đô của những người ở trong nước.”
Các thành viên Ban soạn thảo cũng đã tập trung thảo luận vấn đề quy hoạch, quản lý đô thị và trật tự xây dựng, đặc biệt là việc di dời các cơ sở y tế, giáo dục ra khỏi khu vực nội thành... với mục đích giảm tải hạ tầng nội đô. Cụ thể, trong nội thành không mở rộng diện tích sử dụng đất, quy mô giường bệnh của các bệnh viện hiện có; không xây mới khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Đất sau di dời của các cơ sở nêu trên ưu tiên sử dụng phát triển cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng, hạ tầng xã hội.
Theo kế hoạch, dự thảo Luật Thủ đô sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 1 lần tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012)./.
Thanh Bình (TTXVN)