Hiện Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cơ bản hoàn thành việc thành lập và bàn giao cho Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố quản lý và đưa vào khai thác sử dụng sản phẩm của hai dự án Chính phủ.
Đó là "Thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/10.000 gắn với mô hình số độ cao phủ trùm cả nước, tương đương 7.209 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000" và "Thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 các khu vực đô thị, khu vực công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm," tương đương 8.450 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 và 1/5.000.
Cho đến nay Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố đã được giao trách nhiệm quản lý một khối lượng lớn các thông tin dữ liệu, các công trình xây dựng đo đạc và bản đồ được đầu tư thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước.
Với việc có thêm sản phẩm của hai dự án Chính phủ, chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương sử dụng hiệu quả các cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, cũng như nhu cầu của người dân, nhất là bản đồ quy hoạch sử dụng đất các cấp và hệ thống bản đồ địa hình cơ bản dạng số thuộc phạm vi hành chính của tỉnh.
Từ năm 2009-2012, Cục Đo đạc và Bản đồ cũng đã hoàn thành và bàn giao cho Ủy ban Nhân dân các tỉnh sản phẩm thuộc năm dự án về đo đạc bản đồ địa hình, bàn đồ địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu vực kinh tế trọng điểm. Cụ thể như Khu kinh tế Cửa khẩu Bờ Y-tỉnh Kon Tum, Khu kinh tế Hòn La-tỉnh Quảng Bình, Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo-tỉnh Hà Tĩnh, Khu kinh tế Nam Phú Yên-tỉnh Phú Yên và Khu kinh tế Nghi Sơn-tỉnh Thanh Hóa.
Về địa giới hành chính, trong thời gian qua, Cục Đo đạc và Bản đồ cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh giải quyết dứt điểm tranh chấp đất đai có liên quan đến địa phận hành chính giữa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với tỉnh Bình Thuận; giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Quảng Bình; giữa tỉnh Hòa Bình với thành phố Hà Nội.
Đồng thời, cục còn tổ chức nhiều đợt hướng dẫn về kỹ thuật và tổ chức thẩm định hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cho hơn 500 đơn vị hành chính được chia tách, sáp nhập theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Cùng với Bộ Nội vụ xây dựng Dự án Hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính./.
Đó là "Thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/10.000 gắn với mô hình số độ cao phủ trùm cả nước, tương đương 7.209 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000" và "Thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 các khu vực đô thị, khu vực công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm," tương đương 8.450 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 và 1/5.000.
Cho đến nay Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố đã được giao trách nhiệm quản lý một khối lượng lớn các thông tin dữ liệu, các công trình xây dựng đo đạc và bản đồ được đầu tư thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước.
Với việc có thêm sản phẩm của hai dự án Chính phủ, chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương sử dụng hiệu quả các cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, cũng như nhu cầu của người dân, nhất là bản đồ quy hoạch sử dụng đất các cấp và hệ thống bản đồ địa hình cơ bản dạng số thuộc phạm vi hành chính của tỉnh.
Từ năm 2009-2012, Cục Đo đạc và Bản đồ cũng đã hoàn thành và bàn giao cho Ủy ban Nhân dân các tỉnh sản phẩm thuộc năm dự án về đo đạc bản đồ địa hình, bàn đồ địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu vực kinh tế trọng điểm. Cụ thể như Khu kinh tế Cửa khẩu Bờ Y-tỉnh Kon Tum, Khu kinh tế Hòn La-tỉnh Quảng Bình, Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo-tỉnh Hà Tĩnh, Khu kinh tế Nam Phú Yên-tỉnh Phú Yên và Khu kinh tế Nghi Sơn-tỉnh Thanh Hóa.
Về địa giới hành chính, trong thời gian qua, Cục Đo đạc và Bản đồ cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh giải quyết dứt điểm tranh chấp đất đai có liên quan đến địa phận hành chính giữa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với tỉnh Bình Thuận; giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Quảng Bình; giữa tỉnh Hòa Bình với thành phố Hà Nội.
Đồng thời, cục còn tổ chức nhiều đợt hướng dẫn về kỹ thuật và tổ chức thẩm định hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cho hơn 500 đơn vị hành chính được chia tách, sáp nhập theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Cùng với Bộ Nội vụ xây dựng Dự án Hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính./.
Văn Hào (TTXVN)