Là một trong những quốc gia giàu nhất của châu Âu nhưng Đức lại là nước hay lo lắng nhất ở lục địa này, một nước tiêu thụ ít và có mức tiết kiệm không cao.
Đó là kết quả điều tra mới nhất của Viện nghiên cứu thị trường GFK (Đức).
Cuộc điều tra cho thấy người Đức lo lắng trước hết là về việc làm của họ. Ngoài ra, họ cũng lo lắng về tình trạng bất ổn định của đất nước. Họ lo sợ tình trạng lạm phát, sợ rằng hệ thống y tế sụp đổ và lo ngại về sự tồn tại lâu dài của hệ thống hưu trí…
Nỗi lo sợ về lạm phát vốn có ở Đức từ những năm 20 của thế kỷ trước khi nước Đức chìm trong một cơn bão cách mạng, đã lớn hơn với cuộc khủng hoảng của đồng euro khi cứ hai người Đức thì một người lo sợ về cuộc khủng hoảng này.
Cũng theo cuộc điều tra trên, sức tiêu thụ ở Đức hiện vẫn còn yếu và mức tiết kiệm ở quốc gia này chưa bao giờ cao kể từ năm 1993 và chỉ đạt tỷ lệ trung bình 15,2%.
“Người Đức đang lo sợ hơn bao giờ hết. Những lo ngại của họ đã 'bùng nổ' và ngoài họ ra không có một dân tộc nào lại lo ngại tương lai đến mức như vậy," GFK khẳng định./.
Đó là kết quả điều tra mới nhất của Viện nghiên cứu thị trường GFK (Đức).
Cuộc điều tra cho thấy người Đức lo lắng trước hết là về việc làm của họ. Ngoài ra, họ cũng lo lắng về tình trạng bất ổn định của đất nước. Họ lo sợ tình trạng lạm phát, sợ rằng hệ thống y tế sụp đổ và lo ngại về sự tồn tại lâu dài của hệ thống hưu trí…
Nỗi lo sợ về lạm phát vốn có ở Đức từ những năm 20 của thế kỷ trước khi nước Đức chìm trong một cơn bão cách mạng, đã lớn hơn với cuộc khủng hoảng của đồng euro khi cứ hai người Đức thì một người lo sợ về cuộc khủng hoảng này.
Cũng theo cuộc điều tra trên, sức tiêu thụ ở Đức hiện vẫn còn yếu và mức tiết kiệm ở quốc gia này chưa bao giờ cao kể từ năm 1993 và chỉ đạt tỷ lệ trung bình 15,2%.
“Người Đức đang lo sợ hơn bao giờ hết. Những lo ngại của họ đã 'bùng nổ' và ngoài họ ra không có một dân tộc nào lại lo ngại tương lai đến mức như vậy," GFK khẳng định./.
Lê Bàng (Vietnam+)