Trong cuộc họp ngày 16/8, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã tập trung thảo luận các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nhưng tránh nhắc tới cuộc tranh luận về ý tưởng phát hành trái phiếu Eurobond đang gây chia rẽ trong khối.
Phát ngôn viên Chính phủ Đức Steffen Seibert khẳng định tại cuộc họp báo rằng vấn đề trái phiếu Eurobond sẽ không được nhắc tới trong các cuộc hội đàm của hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp, khiến các thị trường chứng khoán Pháp và Tây Ban Nha thất vọng. Điện Elysee cũng phủ nhận thông tin trái phiếu Eurobond nằm trong chương trình nghị sự.
Theo ông Seibert, hai nhà lãnh đạo chỉ tập trung bàn thảo việc thực hiện các biện pháp đã được các nhà lãnh đạo Eurozone nhất trí tại cuộc họp thượng đỉnh bất thường hôm 21/7 và các biện pháp để quản lý nền kinh tế có hiệu quả hơn.
Chính phủ Đức không tin rằng trái phiếu Eurobond là một công cụ thích hợp giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ Eurozone đang có nguy cơ lan rộng. Đức phản đối phát hành trái phiếu Eurobond với lập luận rằng trái phiếu Eurobond sẽ làm gia tăng chi phí vay mượn của chính họ, trong khi cho phép các nước thành viên khác tránh phải thực hiện các cải cách hết sức cần thiết.
Ông Seibert khẳng định: "Chúng tôi hài lòng khi thấy một số nước thành viên đã thực hiện các cải cách sâu rộng trong suốt 12-18 tháng qua. Chúng tôi tin rằng đây là một tiến trình sẽ tiếp diễn và phải tiếp tục thực hiện trong một thời gian nữa. Đó cũng là cách đưa Eurozone vào một nền tảng vững chắc."
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cũng nói với Tạp chí Spiegel rằng ông bác bỏ việc phát hành trái phiếu Eurobond vào thời điểm này. Ông tuyên bố: "Tôi bác bỏ trái phiếu Eurobond chừng nào các nước thành viên còn điều hành chính sách tài khóa riêng và chúng ta cần có các mức lãi suất khác nhau. Bởi vậy cần có sự khích lệ và sự trừng phạt để củng cố sự vững chắc về tài chính."
Theo các nhà quan sát, hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp có thể nhất trí với ý kiến tổ chức cuộc họp thường kỳ của các nhà lãnh đạo Eurozone và mở rộng vai trò của Chủ tịch Hội đồng châu Âu mà người đang cầm lái là ông Herman van Rompuy.
Các bước đi này có thể mang lại kỷ luật chính sách lớn hơn trong Eurozone, bởi các thông tin trái chiều từ Eurozone thường làm các thị trường hiểu lầm và không thể trấn an những quan ngại về tình hình nợ công của một số nước thành viên./.
Phát ngôn viên Chính phủ Đức Steffen Seibert khẳng định tại cuộc họp báo rằng vấn đề trái phiếu Eurobond sẽ không được nhắc tới trong các cuộc hội đàm của hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp, khiến các thị trường chứng khoán Pháp và Tây Ban Nha thất vọng. Điện Elysee cũng phủ nhận thông tin trái phiếu Eurobond nằm trong chương trình nghị sự.
Theo ông Seibert, hai nhà lãnh đạo chỉ tập trung bàn thảo việc thực hiện các biện pháp đã được các nhà lãnh đạo Eurozone nhất trí tại cuộc họp thượng đỉnh bất thường hôm 21/7 và các biện pháp để quản lý nền kinh tế có hiệu quả hơn.
Chính phủ Đức không tin rằng trái phiếu Eurobond là một công cụ thích hợp giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ Eurozone đang có nguy cơ lan rộng. Đức phản đối phát hành trái phiếu Eurobond với lập luận rằng trái phiếu Eurobond sẽ làm gia tăng chi phí vay mượn của chính họ, trong khi cho phép các nước thành viên khác tránh phải thực hiện các cải cách hết sức cần thiết.
Ông Seibert khẳng định: "Chúng tôi hài lòng khi thấy một số nước thành viên đã thực hiện các cải cách sâu rộng trong suốt 12-18 tháng qua. Chúng tôi tin rằng đây là một tiến trình sẽ tiếp diễn và phải tiếp tục thực hiện trong một thời gian nữa. Đó cũng là cách đưa Eurozone vào một nền tảng vững chắc."
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cũng nói với Tạp chí Spiegel rằng ông bác bỏ việc phát hành trái phiếu Eurobond vào thời điểm này. Ông tuyên bố: "Tôi bác bỏ trái phiếu Eurobond chừng nào các nước thành viên còn điều hành chính sách tài khóa riêng và chúng ta cần có các mức lãi suất khác nhau. Bởi vậy cần có sự khích lệ và sự trừng phạt để củng cố sự vững chắc về tài chính."
Theo các nhà quan sát, hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp có thể nhất trí với ý kiến tổ chức cuộc họp thường kỳ của các nhà lãnh đạo Eurozone và mở rộng vai trò của Chủ tịch Hội đồng châu Âu mà người đang cầm lái là ông Herman van Rompuy.
Các bước đi này có thể mang lại kỷ luật chính sách lớn hơn trong Eurozone, bởi các thông tin trái chiều từ Eurozone thường làm các thị trường hiểu lầm và không thể trấn an những quan ngại về tình hình nợ công của một số nước thành viên./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)