"Đừng đem các báo cáo khoa học cho Bộ trưởng"

Có tới 34 câu hỏi dành cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy sự quan tâm của cử tri với nông nghiệp, nông thôn.
Có tới 34 câu hỏi trực tiếp từ các đại biểu Quốc hội dành cho Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát tại phiên chất vấn và trả lời chấtvấn chiều 23/11 cho thấy tầm quan trọng cũng như sự quan tâm của cử tri cả nướcđối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Những chất vấn tập trung vào 3 nhóm vấn đề: chính sách đầu tư cho nôngnghiệp, nông thôn; giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai lũ lụt;giữ diện tích trồng lúa 3,8 triệu ha.

Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Thái Học (tỉnh Phú Yên) đề nghị Bộ trưởngCao Đức Phát đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng các viện nghiên cứu, hệthống khuyến nông, thú y xa rời thực tế đời sống của người dân.

Về việc này Bộ trưởng Cao Đức Phát thừa nhận mặc dù đã cố gắng nhưng hệ thốngcác cơ sở nghiên cứu khoa học còn nhiều tồn tại yếu kém, đặc biệt là khâu phụcvụ trực tiếp nhu cầu của nông dân. Bộ trưởng cho biết sẽ chỉ đạo các đơn vị phảiđổi mới hoạt động sát hơn. “Tôi đã yêu cầu các đơn vị là đừng đem các báo cáokhoa học cho Bộ trưởng mà hãy đem đến bông lúa, trái cây có hàm lượng chấtlượng, giá trị cao. Đó là đường hướng chúng tôi tiến hành,” Bộ trưởng nói.

Trước vấn đề làm sao giải quyết việc sản xuất manh mún cũng như bảo hộ hàng nôngsản trong nước trước thực trạng nhập khẩu tràn lan như hiện nay mà đại biểuNguyễn Ngọc Hòa (thành phố Hồ Chí Minh) đặt ra, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết,Bộ Nông nghiệp và các Bộ, ngành liên quan cũng đã đưa ra những giải pháp phù hợpvới cam kết và thông lệ của các tổ chức quốc tế.

Các nước xuất khẩu vào Việt Nam phải thông báo trước năng lực, đặc tính nôngsản, trước mắt kiểm soát trên cơ sở xác nhận đó. “Về lâu dài sẽ cử người đến tậnnơi kiểm soát tại cơ sở, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và phù hợp với quốctế,” Bộ trưởng khẳng định.

Theo Bộ trưởng, việc hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn khôngphải tự phát mà ngành nông nghiệp đã liên tục rà soát, hướng dẫn nông dân hìnhthành các vùng trồng cao su, càphê, chè, đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi,hướng dẫn nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật. Ngoài việc ban hành các văn bảnpháp luật, Bộ đã chỉ đạo quyết liệt xây dựng những tiêu chuẩn kỹ thuật, có kếhoạch điều chỉnh tới gần 1.000 tiêu chuẩn, nhưng vẫn chưa đủ vì các mặt hàng tacó rất nhiều. Bộ sẽ nghiên cứu thêm tiêu chuẩn của quốc tế vì chúng ta đã hộinhập sâu với thế giới.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng tiếp thu những ý kiến phản ánh của đại biểu NguyễnThị Bé (tỉnh Kiên Giang) và Triệu Là Pham (tỉnh Hà Giang) về việc dân vẫn muaphải giống lúa chất lượng kém cũng như phải nhập khẩu giống lúa, ngô từ các nướckhác.

Bộ trưởng cho biết, hàng năm Bộ liên tục công nhận các giống lúa mới vàgiới thiệu cho nông dân nhưng vẫn chưa cung ứng kịp nên vẫn xảy ra tình trạngngười dân mua phải giống chất lượng kém bên ngoài. Để khắc phục tình trạng nhậpkhẩu giống lúa, ngô ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Chính phủ đã ban hành Chươngtrình giống phù hợp với điều kiện từng vùng, khuyến khích các thành phần kinh tếtham gia đầu tư nên sẽ triển khai tốt hơn trong thời gian tới phục vụ nhân dân.

Đánh giá về hiệu quả của trồng lúa vụ 3, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết trướcđây chỉ là vụ làm thêm. Nhưng gần đây khi rà soát tình trạng nguồn nước cũng nhưtính tới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nên Bộ chủ trương điềuchỉnh lại cơ cấu mùa vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Khuyến khích phát triển vụ 3 là vụ gieo cấy ở trên đồng bằng đang nhiều nước,thu hoạch vào cuối vụ mưa, đầu vụ khô. Tuy nhiên, Bộ cũng chỉ đạo các địa phươngchỉ làm vụ 3 khi có bờ bao kiên cố. Vụ Thu đông vừa qua, trên tổng số hơn640.000ha, chỉ có 7.000 ha bị vỡ bờ và mất. Sắp tới sẽ tiến hành củng cố hệthống bờ bao, áp dụng khoa học kỹ thuật.

Trả lời về vấn đề bảo vệ đất lúa, Bộ trưởng Phát cho biết, đây là vấn đề lớn,đất lúa giảm có nhiều yếu tố, cả tự nhiên và con người. Cần phải thực hiện đồngbộ nhiều giải pháp, hạn chế mức tối thiểu tác động của biến đổi khí hậu và nướcbiển dâng, hạn chế lấy đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp.

Theo Bộ trưởng, cây lúa là lợi thế của Việt Nam, đem lại lợi ích cho ngườinông dân trồng lúa, không dễ gì tìm được cây khác hiệu quả hơn, đây là sự sànglọc của lịch sử. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng lúa nước tốt nhất thếgiới, không phải ngẫu nhiên mà ta là nước thứ 2 về xuất khẩu gạo dù diện tíchnhỏ. “Nền nông nghiệp chỉ phát triển được khi phát huy những gì là thế mạnh của Việt Nam. Nên gìn giữ mảnh đất mầu mỡ ấy cho con cháu mai sau,” Bộ trưởng nói.

Việc phát triển phát triển khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch, quy hoạch vùngsản xuất lớn và khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp cũng được các đại biểu lưutâm. Bộ trưởng cho biết, Chính phủ đã ban hành chính sách ưu tiên cho các thànhphần đầu tư vào đây nên đề nghị các địa phương tạo điều kiện tối đa. Trong liênkết 4 nhà thì doanh nghiệp phải là đầu tàu. Bộ sẽ rà soát lại và trong tháng 12sẽ đệ trình lên chính phủ đề xuất mới từng thành phần tham gia mối liên kết này.Chúng ta không thể thành công nếu mạnh tỉnh nào tỉnh đó phát triển.

Xung quanh nội dung chất vấn liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng, Bộ trưởngCao Đức Phát cho biết: rừng chỉ phát triển bền vững khi nó mang lại lợi íchchính cho người làm nghề rừng. Do vậy, giải pháp cơ bản nhất là đẩy mạnh giaođất giao rừng cho nông dân. Hiện nay, trong 16 triệu ha chúng ta mới chỉ giao 3triệu ha rừng cho nông dân. Sắp tới sẽ nâng diện tích này lên mức cao hơn. Bêncạnh đó cũng sẽ hỗ trợ cho người trồng rừng.

Đối với giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai lũ lụt, Bộ trưởngthừa nhận thời gian qua ta chưa đầu tư đúng mức, xây dựng giải pháp hữu hiệu đốiphó với các thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu. Bộ trưởng cho biết, theothông tin tôi có được, biến đổi khí hậu là không thể tránh được và Việt Nam sẽlà nước bị ảnh hưởng mạnh trên thế giới. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành, cơquan chức năng đề xuất các biện pháp.

Chính phủ thông qua chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng kịchbản Biến đổi khí hậu cụ thể, chi tiết. Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậuchỉ có tác dụng khi toàn thể hệ thống chính trị cùng vào cuộc với sự quyết tâmcủa nhân dân và tuyên truyền, làm cho người dân hiểu rõ những tác động tiêu cựccủa biến đổi khí hậu. Chính phủ có chủ trương hỗ trợ cho nhân dân làm nhà chốngbão, vượt lũ, không phải sơ tán trong đêm, trong dòng nước lũ. Chính phủ đã giaoBộ xây dựng thực hiện phương án này, chắc sẽ sớm thông qua trong thời gian tới.

Cũng trong phiên trả lời chất vấn này, các Bộ trưởng: Bộ Công Thương, Bộ TàiChính, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng bổ sung thêm mộtsố nội dung liên qua tới tổng mức đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn;một số giải pháp bảo vệ đất lúa, ứng phó với biến đổi khí hậu; triển khai thựchiện Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp; các dự án cho các công ty nước ngoài thuêđất trồng rừng…

Phát biểu kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá,Bộ trưởng Cao Đức Phát và 4 Bộ trưởng đã trả lời thẳng thắn nghiêm túc và thấyđược những vấn đề tồn tại cũng như đưa ra được nhiều giải pháp quan trọng đểphát triển toàn diện nền nông nghiệp nước nhà.

Theo Chủ tịch Quốc hội NguyễnSinh Hùng, nhiều năm gần đây Đảng và Nhà nước đã tăng cao đầu tư cho nông nghiệpnông thôn. Đây là điều rất đáng mừng. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hy vọngcuộc trả lời chất vấn hôm nay và các ý kiến của các Bộ trưởng đưa ra cũng nhưcam kết thực hiện sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn lêntrình độ cao hơn.

Ngày 24/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Tàichính Vương Đình Huệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình sẽ trả lờichất vấn./.

Hoàng Tùng-Thu Hà (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục