Ủy ban châu Âu (EC) ngày 17/7 đã đề xuất dự án thành lập cơ quan công tố của Liên minh châu Âu (EU) nhằm mục đích phòng chống biển thủ và chi tiêu sai mục đích từ ngân sách EU.
Theo các ủy viên EU phụ trách các vấn đề tư pháp, thuế quan, phòng chống gian lận, cơ quan công tố của EU sẽ phải giải quyết một khối lượng công việc khổng lồ: hàng năm trung bình trên toàn lãnh thổ EU khởi tố tới 2.500 vụ án hình sự liên quan đến tiền ngân sách của liên minh này.
EC hy vọng rằng với việc thành lập cơ quan công tố EU, việc điều tra các vụ án này sẽ được tiến hành có kết quả hơn nhiều so với hiện nay. Cơ quan công tố EU dự kiến đặt trụ sở tại Brussells, có 1 trưởng công tố và 4 cấp phó.
Theo giới phân tích, đề xuất nói trên của EC được xem là một biện pháp hết sức cấp bách trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đồng euro vẫn chưa có hồi kết, khi mà các nước trong liên minh đang nỗ lực tối đa để cắt giảm khoản tiền phải đóng góp vào ngân sách EU.
Hiện ngân sách của EU lên tới gần 140 tỷ euro/năm, cao hơn Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của hàng loạt quốc gia nhỏ trong EU và Khu vực đồng euro (Eurozone).
Hiện dự án nói trên còn phải được Nghị viện châu Âu (EP) và Hội đồng EU thông qua trước khi được thực hiện./.
Theo các ủy viên EU phụ trách các vấn đề tư pháp, thuế quan, phòng chống gian lận, cơ quan công tố của EU sẽ phải giải quyết một khối lượng công việc khổng lồ: hàng năm trung bình trên toàn lãnh thổ EU khởi tố tới 2.500 vụ án hình sự liên quan đến tiền ngân sách của liên minh này.
EC hy vọng rằng với việc thành lập cơ quan công tố EU, việc điều tra các vụ án này sẽ được tiến hành có kết quả hơn nhiều so với hiện nay. Cơ quan công tố EU dự kiến đặt trụ sở tại Brussells, có 1 trưởng công tố và 4 cấp phó.
Theo giới phân tích, đề xuất nói trên của EC được xem là một biện pháp hết sức cấp bách trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đồng euro vẫn chưa có hồi kết, khi mà các nước trong liên minh đang nỗ lực tối đa để cắt giảm khoản tiền phải đóng góp vào ngân sách EU.
Hiện ngân sách của EU lên tới gần 140 tỷ euro/năm, cao hơn Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của hàng loạt quốc gia nhỏ trong EU và Khu vực đồng euro (Eurozone).
Hiện dự án nói trên còn phải được Nghị viện châu Âu (EP) và Hội đồng EU thông qua trước khi được thực hiện./.
(TTXVN)