Theo các nhà phân tích, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ đánh đi tín hiệu ngừng chu kỳ tăng lãi suất khi nhóm họp vào ngày 8/9 do cuộc khủng hoảng nợ công đã làm giảm mạnh tốc độ tăng trưởng của 17 nước thành viên Eurozone.
Sau hai đợt tăng lãi suất gây nhiều tranh cãi vào tháng Tư và tháng Bẩy, một số nhà phân tích dự đoán ECB sẽ có sự điều chỉnh trong chính sách bằng việc hạ lãi suất trong những tháng tới, nhất là khi hai nền kinh tế hạt nhân là Đức và Pháp thông báo tăng trưởng kinh tế giảm mạnh.
Theo nhà kinh tế Jennifer McKeown từ Capital Economics, với các nguy cơ lạm phát không có khả năng gia tăng, các cơ hội nâng tiếp lãi suất đã không còn và sự đảo chiều về lãi suất có thể xảy ra.
Các thị trường sẽ theo dõi sát sao các dự báo về tăng trưởng và lạm phát được công bố cùng ngày 8/9 mà theo dự đoán là được điều chỉnh theo hướng giảm do cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài, tiềm ẩn khả năng ECB hạ lãi suất.
Tuy nhiên, nhà kinh tế Michael Schubert từ Commerzbank có quan điểm ngược lại khi nói rằng chẳng có lý do gì để dự đoán ECB có thể đảo ngược chu kỳ tăng lãi suất và đưa lãi suất chủ chốt về mức thấp lịch sử 1%, trừ khi triển vọng tăng trưởng và lạm phát xấu đi đáng kể.
Theo các nhà quan sát, trong cuộc họp tại trụ sở Frankfurt các thống đốc ECB sẽ bàn thảo về các số liệu kinh tế đáng thất vọng, trong đó kinh tế Đức chỉ tăng 0,1% và kinh tế Pháp hầu như dậm chân tại chỗ. Các chỉ số cho tương lai còn gây thất vọng hơn: chỉ số lòng tin của giới kinh doanh và tiêu dùng trong EU đã giảm tháng thứ 6 liên tiếp tính tới tháng 8 và chỉ số lòng tin kinh doanh của Đức sụt xuống mức thấp nhất trong 14 tháng.
Chủ tịch Jean-Claude Trichet cũng sẽ phải giải trình các câu hỏi hóc búa về chính sách mua trái phiếu của các nước đang ngập chìm trong nợ như Italia hay Tây Ban Nha, đang gây nhiều tranh cãi trong nội bộ và bị chỉ trích mạnh mẽ cả từ bên ngoài.
Với một thái độ giận dữ khác thường, Tổng thống Đức, Christian Wulff nhận xét việc mua trái phiếu các chính phủ Eurozone đặt ra một tiền lệ hết sức nguy hiểm, cho phép các nước tránh phải thực hiện các biện pháp cân bằng nền tài chính công đang hết sức căng thẳng. Còn ông Jens Weidmann, Thống đốc ngân hàng trung ương Đức kiêm ủy viên Hội đồng điều hành ECB lập luận rằng xét trong dài hạn việc mua nợ của các nước Eurozone sẽ giảm bớt uy tín của các ngân hàng.
Nhận thức được điều đó Chủ tịch Trichet đã kêu gọi sớm thực hiện các quyết định được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Eurozone hôm 21/7 là ủy thác cho Quỹ Ổn định Tài chính châu Âu (EFSF) đảm trách việc mua trái phiếu.
Nhà kinh tế McKeown từ Capital Economics cho rằng ông Trichet có hàm ý ECB sẽ không sẵn lòng mua tiếp trái phiếu chính phủ của Italy và Tây Ban Nha, động thái sẽ gây thêm áp lực buộc Rôma và Madrid phải lặp lại trật tự về tài khóa./.
Sau hai đợt tăng lãi suất gây nhiều tranh cãi vào tháng Tư và tháng Bẩy, một số nhà phân tích dự đoán ECB sẽ có sự điều chỉnh trong chính sách bằng việc hạ lãi suất trong những tháng tới, nhất là khi hai nền kinh tế hạt nhân là Đức và Pháp thông báo tăng trưởng kinh tế giảm mạnh.
Theo nhà kinh tế Jennifer McKeown từ Capital Economics, với các nguy cơ lạm phát không có khả năng gia tăng, các cơ hội nâng tiếp lãi suất đã không còn và sự đảo chiều về lãi suất có thể xảy ra.
Các thị trường sẽ theo dõi sát sao các dự báo về tăng trưởng và lạm phát được công bố cùng ngày 8/9 mà theo dự đoán là được điều chỉnh theo hướng giảm do cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài, tiềm ẩn khả năng ECB hạ lãi suất.
Tuy nhiên, nhà kinh tế Michael Schubert từ Commerzbank có quan điểm ngược lại khi nói rằng chẳng có lý do gì để dự đoán ECB có thể đảo ngược chu kỳ tăng lãi suất và đưa lãi suất chủ chốt về mức thấp lịch sử 1%, trừ khi triển vọng tăng trưởng và lạm phát xấu đi đáng kể.
Theo các nhà quan sát, trong cuộc họp tại trụ sở Frankfurt các thống đốc ECB sẽ bàn thảo về các số liệu kinh tế đáng thất vọng, trong đó kinh tế Đức chỉ tăng 0,1% và kinh tế Pháp hầu như dậm chân tại chỗ. Các chỉ số cho tương lai còn gây thất vọng hơn: chỉ số lòng tin của giới kinh doanh và tiêu dùng trong EU đã giảm tháng thứ 6 liên tiếp tính tới tháng 8 và chỉ số lòng tin kinh doanh của Đức sụt xuống mức thấp nhất trong 14 tháng.
Chủ tịch Jean-Claude Trichet cũng sẽ phải giải trình các câu hỏi hóc búa về chính sách mua trái phiếu của các nước đang ngập chìm trong nợ như Italia hay Tây Ban Nha, đang gây nhiều tranh cãi trong nội bộ và bị chỉ trích mạnh mẽ cả từ bên ngoài.
Với một thái độ giận dữ khác thường, Tổng thống Đức, Christian Wulff nhận xét việc mua trái phiếu các chính phủ Eurozone đặt ra một tiền lệ hết sức nguy hiểm, cho phép các nước tránh phải thực hiện các biện pháp cân bằng nền tài chính công đang hết sức căng thẳng. Còn ông Jens Weidmann, Thống đốc ngân hàng trung ương Đức kiêm ủy viên Hội đồng điều hành ECB lập luận rằng xét trong dài hạn việc mua nợ của các nước Eurozone sẽ giảm bớt uy tín của các ngân hàng.
Nhận thức được điều đó Chủ tịch Trichet đã kêu gọi sớm thực hiện các quyết định được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Eurozone hôm 21/7 là ủy thác cho Quỹ Ổn định Tài chính châu Âu (EFSF) đảm trách việc mua trái phiếu.
Nhà kinh tế McKeown từ Capital Economics cho rằng ông Trichet có hàm ý ECB sẽ không sẵn lòng mua tiếp trái phiếu chính phủ của Italy và Tây Ban Nha, động thái sẽ gây thêm áp lực buộc Rôma và Madrid phải lặp lại trật tự về tài khóa./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)