Tại cuộc họp hàng tháng về chính sách tiền tệ ngày 7/3, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0,75%.
ECB đồng thời cho biết sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ hiện nay trong thời gian tới, để có thêm thời gian đánh giá tình hình tài chính của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) cũng như tác động của tình hình chính trị ở Italy.
Tính tới thời điểm này, ECB đã không thay đổi lãi suất cơ bản trong tám tháng liên tiếp.
Phát biểu tại một buổi họp báo sau cuộc họp trên, Chủ tịch ECB Mario Draghi cho hay tỷ lệ lạm phát ở Eurozone đã giảm xuống 1,8% trong tháng 2/2013 sau nhiều tháng ở trên ngưỡng 2%. Lạm phát trong khu vực này được dự báo sẽ bám sát mục tiêu của ECB là duy trì lạm phát xấp xỉ 2% trong trung hạn.
Nhận định về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Eurozone, Chủ tịch Draghi nói rằng các số liệu và chỉ số kinh tế được công bố thời gian gần đây cho thấy hoạt động kinh tế của khu vực này bắt đầu ổn định trong những tháng đầu năm nay. Mặc dù vẫn yếu vào đầu năm 2013, song kinh tế Eurozone sẽ bắt đầu dần phục hồi trong sáu tháng cuối năm 2013.
Theo ông Draghi, tăng trưởng xuất khẩu trong khu vực Eurozone sẽ được lợi từ sự mạnh lên của nhu cầu toàn cầu và nhu cầu trong nước, trong đó nhu cầu trong nước nhận được sự hỗ trợ của lập trường chính sách tiền tệ nghiêng về hướng hỗ trợ tăng trưởng.
Theo dự báo kinh tế tháng Ba này của ECB, tăng trưởng GDP thực của Eurozone sẽ nằm trong khoảng -0,9 và -0,1% trong năm 2013 và chừng 0-2,4% năm 2014, thấp hơn đôi chút so với dự báo hồi tháng 12/2012.
Nhận định về thị trường việc làm của Eurozone, ông Draghi lưu ý mặc dù sự xáo động trên các thị trường tài chính đã dịu bớt, nhưng kinh tế khu vực này vẫn yếu và tỷ lệ thất nghiệp đã chạm mức cao kỷ lục. Ông nhấn mạnh thất nghiệp là một "bi kịch" của Eurozone và thất nghiệp ở giới trẻ là một "bi kịch" còn lớn hơn.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Draghi nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục giảm bớt sự phân rẽ của các thị trường tín dụng trong Eurozone và tăng cường khả năng "đàn hồi" của các ngân hàng, nhằm đảm bảo chính sách tiền tệ sẽ tác động tích cực tới các điều kiện tài chính ở các nước thành viên. Đồng thời, ông cũng kêu gọi các nước thành viên Eurozone đẩy mạnh các nỗ lực cải cách về cơ cấu, coi đây là những bước đi tích cực để thúc đẩy tăng trưởng./.
ECB đồng thời cho biết sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ hiện nay trong thời gian tới, để có thêm thời gian đánh giá tình hình tài chính của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) cũng như tác động của tình hình chính trị ở Italy.
Tính tới thời điểm này, ECB đã không thay đổi lãi suất cơ bản trong tám tháng liên tiếp.
Phát biểu tại một buổi họp báo sau cuộc họp trên, Chủ tịch ECB Mario Draghi cho hay tỷ lệ lạm phát ở Eurozone đã giảm xuống 1,8% trong tháng 2/2013 sau nhiều tháng ở trên ngưỡng 2%. Lạm phát trong khu vực này được dự báo sẽ bám sát mục tiêu của ECB là duy trì lạm phát xấp xỉ 2% trong trung hạn.
Nhận định về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Eurozone, Chủ tịch Draghi nói rằng các số liệu và chỉ số kinh tế được công bố thời gian gần đây cho thấy hoạt động kinh tế của khu vực này bắt đầu ổn định trong những tháng đầu năm nay. Mặc dù vẫn yếu vào đầu năm 2013, song kinh tế Eurozone sẽ bắt đầu dần phục hồi trong sáu tháng cuối năm 2013.
Theo ông Draghi, tăng trưởng xuất khẩu trong khu vực Eurozone sẽ được lợi từ sự mạnh lên của nhu cầu toàn cầu và nhu cầu trong nước, trong đó nhu cầu trong nước nhận được sự hỗ trợ của lập trường chính sách tiền tệ nghiêng về hướng hỗ trợ tăng trưởng.
Theo dự báo kinh tế tháng Ba này của ECB, tăng trưởng GDP thực của Eurozone sẽ nằm trong khoảng -0,9 và -0,1% trong năm 2013 và chừng 0-2,4% năm 2014, thấp hơn đôi chút so với dự báo hồi tháng 12/2012.
Nhận định về thị trường việc làm của Eurozone, ông Draghi lưu ý mặc dù sự xáo động trên các thị trường tài chính đã dịu bớt, nhưng kinh tế khu vực này vẫn yếu và tỷ lệ thất nghiệp đã chạm mức cao kỷ lục. Ông nhấn mạnh thất nghiệp là một "bi kịch" của Eurozone và thất nghiệp ở giới trẻ là một "bi kịch" còn lớn hơn.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Draghi nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục giảm bớt sự phân rẽ của các thị trường tín dụng trong Eurozone và tăng cường khả năng "đàn hồi" của các ngân hàng, nhằm đảm bảo chính sách tiền tệ sẽ tác động tích cực tới các điều kiện tài chính ở các nước thành viên. Đồng thời, ông cũng kêu gọi các nước thành viên Eurozone đẩy mạnh các nỗ lực cải cách về cơ cấu, coi đây là những bước đi tích cực để thúc đẩy tăng trưởng./.
Như Mai (TTXVN)