Phát biểu trước các thành viên Nghị viện châu Âu ở Brussels (Bỉ) ngày 18/2, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Mario Draghi, đã nêu một loạt rủi ro nảy sinh từ việc duy trì lãi suất thấp trong một thời gian dài.
Chủ tịch ECB cũng cho hay ECB có thể sẽ không tiếp tục hạ lãi suất, vốn đã ở mức thấp kỷ lục.
Một tuần trước đó, ECB quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0,75%. Ông Draghi cho hay ECB hiểu rõ những thách thức nảy sinh từ giai đoạn duy trì lãi suất thấp kéo dài. Theo ông, lãi suất thấp trong một thời gian dài có thể tác động xấu đến thu nhập của những người gửi tiết kiệm và các nhà đầu tư, cũng như có nguy cơ làm nhen lên tình trạng bong bóng giá nhà đất.
Môi trường lãi suất thấp cũng sẽ không khuyến khích được các ngân hàng tích cực giám sát rủi ro tín dụng một cách hợp lý, trong khi lại có thể cung cấp quá nhiều các khoản cho vay mới cho các doanh nghiệp làm ăn không có lãi.
[ECB quyết định giữ nguyên lãi suất thấp kỷ lục 0,75%]
Về vấn đề tỷ giá, ông Draghi cho rằng người ta nói nhiều quá mức về cuộc chiến tiền tệ, vào thời điểm có những quan ngại rằng đồng euro quá mạnh trên các thị trường ngoại hối trong khi đồng yen lại yếu. Theo ông, vấn đề này được đề cập càng ít càng tốt.
Một số nước trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), nhất là Pháp, đã bày tỏ mối quan ngại về tỷ giá đồng euro, bởi việc giá đồng tiền này gần đây tăng trên các thị trường ngoại hối có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu và gây tổn thất cho bất kỳ đà phục hồi nào ở Eurozone.
Chính phủ Pháp mong muốn Eurozone trang bị cho mình một chính sách tỷ giá ngoại hối, bởi giá trị đồng euro không nên chỉ để cho thị trường quyết định.
Tuy nhiên, ông Draghi đáp trả rằng tỷ giá ngoại hối không phải là một mục tiêu chính sách, nhưng nó quan trọng đối với vấn đề tăng trưởng và bình ổn giá. Ông cũng bác bỏ ý kiến cho rằng đồng euro quá mạnh.
Về vấn đề kinh tế, Chủ tịch ECB nói rằng Eurozone bước vào năm 2013 với một môi trường tài chính ổn định hơn so với những năm gần đây. Ông dự báo kinh tế khu vực sẽ dần hồi phục từ nay tới cuối năm. Bên cạnh đó, ông cũng thừa nhận thực tế rằng các biện pháp khắc khổ tại nhiều nước có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, theo ông đây là điều không thể thực hiện, đặc biệt đối với những nước đang mắc nợ lớn, để giảm thâm hụt ngân sách.
Chủ tịch Draghi kêu gọi việc củng cố tài chính nên dựa trên việc cắt giảm chi tiêu ngân sách thay vì tăng thuế trong bối cảnh thuế ở Eurozone hiện đã ở mức rất cao./.
Chủ tịch ECB cũng cho hay ECB có thể sẽ không tiếp tục hạ lãi suất, vốn đã ở mức thấp kỷ lục.
Một tuần trước đó, ECB quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0,75%. Ông Draghi cho hay ECB hiểu rõ những thách thức nảy sinh từ giai đoạn duy trì lãi suất thấp kéo dài. Theo ông, lãi suất thấp trong một thời gian dài có thể tác động xấu đến thu nhập của những người gửi tiết kiệm và các nhà đầu tư, cũng như có nguy cơ làm nhen lên tình trạng bong bóng giá nhà đất.
Môi trường lãi suất thấp cũng sẽ không khuyến khích được các ngân hàng tích cực giám sát rủi ro tín dụng một cách hợp lý, trong khi lại có thể cung cấp quá nhiều các khoản cho vay mới cho các doanh nghiệp làm ăn không có lãi.
[ECB quyết định giữ nguyên lãi suất thấp kỷ lục 0,75%]
Về vấn đề tỷ giá, ông Draghi cho rằng người ta nói nhiều quá mức về cuộc chiến tiền tệ, vào thời điểm có những quan ngại rằng đồng euro quá mạnh trên các thị trường ngoại hối trong khi đồng yen lại yếu. Theo ông, vấn đề này được đề cập càng ít càng tốt.
Một số nước trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), nhất là Pháp, đã bày tỏ mối quan ngại về tỷ giá đồng euro, bởi việc giá đồng tiền này gần đây tăng trên các thị trường ngoại hối có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu và gây tổn thất cho bất kỳ đà phục hồi nào ở Eurozone.
Chính phủ Pháp mong muốn Eurozone trang bị cho mình một chính sách tỷ giá ngoại hối, bởi giá trị đồng euro không nên chỉ để cho thị trường quyết định.
Tuy nhiên, ông Draghi đáp trả rằng tỷ giá ngoại hối không phải là một mục tiêu chính sách, nhưng nó quan trọng đối với vấn đề tăng trưởng và bình ổn giá. Ông cũng bác bỏ ý kiến cho rằng đồng euro quá mạnh.
Về vấn đề kinh tế, Chủ tịch ECB nói rằng Eurozone bước vào năm 2013 với một môi trường tài chính ổn định hơn so với những năm gần đây. Ông dự báo kinh tế khu vực sẽ dần hồi phục từ nay tới cuối năm. Bên cạnh đó, ông cũng thừa nhận thực tế rằng các biện pháp khắc khổ tại nhiều nước có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, theo ông đây là điều không thể thực hiện, đặc biệt đối với những nước đang mắc nợ lớn, để giảm thâm hụt ngân sách.
Chủ tịch Draghi kêu gọi việc củng cố tài chính nên dựa trên việc cắt giảm chi tiêu ngân sách thay vì tăng thuế trong bối cảnh thuế ở Eurozone hiện đã ở mức rất cao./.
Như Mai (TTXVN)