Ngày 20/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan tổ chức Diễn đàn hợp tác môi trường và năng lượng tiểu vùng sông Mekong lần thứ ba.
Diễn đàn có chủ đề “Chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo ở các nước tiểu vùng sông Mekong.”
Theo ông Kimmo Lohdevirta, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam, với chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển năng lượng sạch của Chính phủ Phần Lan, Chương trình hợp tác năng lượng và môi trường (EEP) trên toàn thế giới đã có mặt ở 25 nước, đóng góp vào tăng cường dịch vụ năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.
Tại các nước tiểu vùng Mekong gồm Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, Chương trình EEP Mekong được triển khai nhằm thúc đẩy năng lượng tái tạo, biến chất thải thành năng lượng và đầu tư hiệu quả các dự án năng lượng tái tạo thông qua nguồn tài trợ với mục đích phát triển công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực, hỗ trợ các dự án thí điểm và trình diễn cũng như các hoạt động chia sẻ thông tin.
Trong giai đoạn 2012-2016, Bộ Ngoại giao Phần Lan (MFA) và Quỹ Phát triển Bắc Âu cam kết tiếp tục dành 7,9 triệu euro để phát triển các dự án năng lượng sạch, chống ô nhiễm môi trường nước, đất.
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang nhấn mạnh Việt Nam đang đối mặt với thách thức cạn kiệt nguồn năng lượng hóa thạch và biến đổi khí hậu nên việc tìm ra các cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển dạng năng lượng sạch này là rất quan trọng.
Tuy nhiên, do chưa có cơ chế hỗ trợ cụ thể cho các dạng năng lượng tái tạo (trừ năng lượng gió và thủy điện nhỏ) nên đến cuối năm 2011, năng lượng tái tạo cũng mới chỉ chiếm 3,5% trong công suất nguồn.
Vì vậy, diễn đàn EEP Mekong lần thứ ba này chính là cơ hội để chia sẻ thông tin về các sáng kiến, giải pháp, chính sách cụ thể để đạt được mục tiêu ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam nói riêng và tại các nước tiểu vùng sông Mekong nói chung. Đây cũng là nơi để các đối tác nhận được sự hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật.
Tại diễn đàn, Vụ trưởng Vụ năng lượng mới và năng lượng tái tạo Bộ Công Thương, ông Phạm Trọng Thực đã đề xuất hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo. Việt Nam cần thành lập Quỹ năng lượng tái tạo để thúc đẩy việc tận dụng nguồn năng lượng với tiềm năng rất lớn này.
Ông Thực khẳng định phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là một trong những giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu và đảm bảo an ninh năng lượng, đặc biệt đối với các vùng sâu, vùng xa, hải đảo... nơi không thể đấu nối với hệ thống điện quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu điện khí hóa nông thôn của Chính phủ. Do vậy, cơ chế, chính sách khuyến khích năng lượng tái tạo cần sớm xây dựng và ban hành, tạo hành lang pháp lý cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, với đặc thù chi phí sản xuất năng lượng sạch vẫn cao hơn nhiều so với các dạng truyền thống, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nước phát triển cả về kỹ thuật và tài chính để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo./.
Diễn đàn có chủ đề “Chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo ở các nước tiểu vùng sông Mekong.”
Theo ông Kimmo Lohdevirta, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam, với chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển năng lượng sạch của Chính phủ Phần Lan, Chương trình hợp tác năng lượng và môi trường (EEP) trên toàn thế giới đã có mặt ở 25 nước, đóng góp vào tăng cường dịch vụ năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.
Tại các nước tiểu vùng Mekong gồm Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, Chương trình EEP Mekong được triển khai nhằm thúc đẩy năng lượng tái tạo, biến chất thải thành năng lượng và đầu tư hiệu quả các dự án năng lượng tái tạo thông qua nguồn tài trợ với mục đích phát triển công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực, hỗ trợ các dự án thí điểm và trình diễn cũng như các hoạt động chia sẻ thông tin.
Trong giai đoạn 2012-2016, Bộ Ngoại giao Phần Lan (MFA) và Quỹ Phát triển Bắc Âu cam kết tiếp tục dành 7,9 triệu euro để phát triển các dự án năng lượng sạch, chống ô nhiễm môi trường nước, đất.
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang nhấn mạnh Việt Nam đang đối mặt với thách thức cạn kiệt nguồn năng lượng hóa thạch và biến đổi khí hậu nên việc tìm ra các cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển dạng năng lượng sạch này là rất quan trọng.
Tuy nhiên, do chưa có cơ chế hỗ trợ cụ thể cho các dạng năng lượng tái tạo (trừ năng lượng gió và thủy điện nhỏ) nên đến cuối năm 2011, năng lượng tái tạo cũng mới chỉ chiếm 3,5% trong công suất nguồn.
Vì vậy, diễn đàn EEP Mekong lần thứ ba này chính là cơ hội để chia sẻ thông tin về các sáng kiến, giải pháp, chính sách cụ thể để đạt được mục tiêu ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam nói riêng và tại các nước tiểu vùng sông Mekong nói chung. Đây cũng là nơi để các đối tác nhận được sự hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật.
Tại diễn đàn, Vụ trưởng Vụ năng lượng mới và năng lượng tái tạo Bộ Công Thương, ông Phạm Trọng Thực đã đề xuất hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo. Việt Nam cần thành lập Quỹ năng lượng tái tạo để thúc đẩy việc tận dụng nguồn năng lượng với tiềm năng rất lớn này.
Ông Thực khẳng định phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là một trong những giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu và đảm bảo an ninh năng lượng, đặc biệt đối với các vùng sâu, vùng xa, hải đảo... nơi không thể đấu nối với hệ thống điện quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu điện khí hóa nông thôn của Chính phủ. Do vậy, cơ chế, chính sách khuyến khích năng lượng tái tạo cần sớm xây dựng và ban hành, tạo hành lang pháp lý cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, với đặc thù chi phí sản xuất năng lượng sạch vẫn cao hơn nhiều so với các dạng truyền thống, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nước phát triển cả về kỹ thuật và tài chính để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)