Tại Brussels (Bỉ) ngày 13/11, các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 thành viên đã tiến hành thảo luận vấn đề đưa kinh tế khu vực này trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhằm giải quyết các cuộc cải cách khá hóc búa, sau khi các bộ trưởng tài chính Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) thông báo đạt được sự tiến triển trong vấn đề "cứu" Hy Lạp.
Các bộ trưởng thảo luận những biện pháp thúc đẩy việc phối hợp và giám sát chính sách kinh tế, thảo luận kế hoạch thành lập Cơ quan giám sát ngân hàng châu Âu gây nhiều tranh cãi và vấn đề áp dụng Thuế Giao dịch Tài chính (FTT).
Ủy viên châu Âu phụ trách thị trường nội khối và dịch vụ, Michel Barnier, cho biết Cơ chế Giám sát Chung (SSM) cho các ngân hàng Eurozone sẽ được dần áp dụng từ năm 2013 tới năm 2014.
SSM là thành tố chủ chốt trong cơ chế phòng vệ nợ mới của châu Âu, nhưng nó cũng là yếu tố châm ngòi cho mâu thuẫn giữa các nước trong và ngoài Eurozone, trong đó đi đầu là Anh, nước vẫn khăng khăng bảo vệ lợi ích của Thành phố London - một trong những thị trường tài chính hàng đầu thế giới.
EU đã đạt được sự đồng thuận về việc hình thành Liên minh Ngân hàng với tên gọi SSM tại Hội nghị thượng đỉnh EU hồi tháng 10/2012, nhưng vẫn chưa thống nhất được về chi tiết cũng như chưa chắc chắn được thời điểm cơ chế này thực sự đi vào hoạt động.
FTT ban đầu là đề xuất của EU, nhưng do vấp phải sự phản đối, ý tưởng này đã bị gạt sang một bên. Tuy nhiên, 11 nước Eurozone, dẫn đầu là Pháp và Đức, vận ủng hộ việc áp thuế này và tìm cách tự thực hiện nó.
Với sự ủng hộ của hơn 1/3 số thành viên của EU, biện pháp này có thể được thực hiện dưới cơ chế "hợp tác tăng cường."
Áp dụng FTT là một trong những giải pháp nhằm giảm những bất ổn trên thị trường tài chính, vốn là nguyên nhân châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đồng thời đảm bảo phí tổn của khủng hoảng chia đều cho các lĩnh vực tài chính thay vì "trút" gánh nặng lên vai người dân bình thường.
27 bộ trưởng tài chính EU nhóm họp tại Brussels vào thời điểm kinh tế châu Âu có dấu hiệu cho thấy khu vực này đang rơi vào suy thoái, thậm chí kéo cả Đức - nền kinh tế đầu tàu và nhà đóng góp chính trong các kế hoạch cứu trợ của liên mình này - đi xuống.
Tình trạng suy giảm kinh tế ở EU đang trở nên tồi tệ hơn do tác động của các biện pháp khắc khổ mà chính phủ các nước thực thi để cân bằng tài chính công và giảm nợ. Điều này đang làm dấy lên lời kêu gọi EU phải chuyển đổi sang các chính sách có xu hướng hỗ trợ tăng trưởng.
Làn sóng phản đối các biện pháp khắc khổ dự báo sẽ diễn ra trên toàn châu Âu trong ngày 14/11.
Hy Lạp vẫn là một nội dung được nhắc tới nhiều nhất khi 17 bộ trưởng tài chính Eurozone nhất trí kéo dài chương trình cứu trợ thêm hai năm (tới năm 2016), sau khi Athens thông qua gói biện pháp khắc khổ mới và ngân sách khắc khổ mới năm 2013 để đổi lấy khoản cho vay cứu trợ 31,5 tỷ euro (40 tỷ USD).
Bộ trưởng tài chính Pháp, Pierre Moscovici nói rằng Eurozone hy vọng Hy Lạp sẽ nhận được khoản cho vay này vào cuối tháng 11/2012.
Hy Lạp ngày 13/11 đã huy động được khoản tiền trên 4 tỷ euro để tạm bù lấp sự thiếu hụt tài chính vào thời điểm các chủ nợ quốc tế vẫn chưa giải ngân khoản cho vay cứu trợ nói trên cho "xứ sở thần thoại"./.
Các bộ trưởng thảo luận những biện pháp thúc đẩy việc phối hợp và giám sát chính sách kinh tế, thảo luận kế hoạch thành lập Cơ quan giám sát ngân hàng châu Âu gây nhiều tranh cãi và vấn đề áp dụng Thuế Giao dịch Tài chính (FTT).
Ủy viên châu Âu phụ trách thị trường nội khối và dịch vụ, Michel Barnier, cho biết Cơ chế Giám sát Chung (SSM) cho các ngân hàng Eurozone sẽ được dần áp dụng từ năm 2013 tới năm 2014.
SSM là thành tố chủ chốt trong cơ chế phòng vệ nợ mới của châu Âu, nhưng nó cũng là yếu tố châm ngòi cho mâu thuẫn giữa các nước trong và ngoài Eurozone, trong đó đi đầu là Anh, nước vẫn khăng khăng bảo vệ lợi ích của Thành phố London - một trong những thị trường tài chính hàng đầu thế giới.
EU đã đạt được sự đồng thuận về việc hình thành Liên minh Ngân hàng với tên gọi SSM tại Hội nghị thượng đỉnh EU hồi tháng 10/2012, nhưng vẫn chưa thống nhất được về chi tiết cũng như chưa chắc chắn được thời điểm cơ chế này thực sự đi vào hoạt động.
FTT ban đầu là đề xuất của EU, nhưng do vấp phải sự phản đối, ý tưởng này đã bị gạt sang một bên. Tuy nhiên, 11 nước Eurozone, dẫn đầu là Pháp và Đức, vận ủng hộ việc áp thuế này và tìm cách tự thực hiện nó.
Với sự ủng hộ của hơn 1/3 số thành viên của EU, biện pháp này có thể được thực hiện dưới cơ chế "hợp tác tăng cường."
Áp dụng FTT là một trong những giải pháp nhằm giảm những bất ổn trên thị trường tài chính, vốn là nguyên nhân châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đồng thời đảm bảo phí tổn của khủng hoảng chia đều cho các lĩnh vực tài chính thay vì "trút" gánh nặng lên vai người dân bình thường.
27 bộ trưởng tài chính EU nhóm họp tại Brussels vào thời điểm kinh tế châu Âu có dấu hiệu cho thấy khu vực này đang rơi vào suy thoái, thậm chí kéo cả Đức - nền kinh tế đầu tàu và nhà đóng góp chính trong các kế hoạch cứu trợ của liên mình này - đi xuống.
Tình trạng suy giảm kinh tế ở EU đang trở nên tồi tệ hơn do tác động của các biện pháp khắc khổ mà chính phủ các nước thực thi để cân bằng tài chính công và giảm nợ. Điều này đang làm dấy lên lời kêu gọi EU phải chuyển đổi sang các chính sách có xu hướng hỗ trợ tăng trưởng.
Làn sóng phản đối các biện pháp khắc khổ dự báo sẽ diễn ra trên toàn châu Âu trong ngày 14/11.
Hy Lạp vẫn là một nội dung được nhắc tới nhiều nhất khi 17 bộ trưởng tài chính Eurozone nhất trí kéo dài chương trình cứu trợ thêm hai năm (tới năm 2016), sau khi Athens thông qua gói biện pháp khắc khổ mới và ngân sách khắc khổ mới năm 2013 để đổi lấy khoản cho vay cứu trợ 31,5 tỷ euro (40 tỷ USD).
Bộ trưởng tài chính Pháp, Pierre Moscovici nói rằng Eurozone hy vọng Hy Lạp sẽ nhận được khoản cho vay này vào cuối tháng 11/2012.
Hy Lạp ngày 13/11 đã huy động được khoản tiền trên 4 tỷ euro để tạm bù lấp sự thiếu hụt tài chính vào thời điểm các chủ nợ quốc tế vẫn chưa giải ngân khoản cho vay cứu trợ nói trên cho "xứ sở thần thoại"./.
Như Mai (TTXVN)