Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang nhóm họp tại Godollo, Hungary, đã đề xuất gói cứu trợ trị giá 80 tỷ euro (tương đương 115 tỷ USD) cho Bồ Đào Nha kèm theo những điều kiện khá ngặt nghèo.
Đại diện cấp cao phụ trách các vấn đề kinh tế của EU Olli Rehn cho biết Bồ Đào Nha là nước thành viên thứ ba trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), sau Hy Lạp và Ailen, đề nghị EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cứu trợ trong vòng một năm qua.
Để nhận được khoản cứu trợ trên, Lisbon sẽ phải chấp nhận một số điều kiện hết sức khó khăn, thậm chí còn “khắc khổ hơn” các biện pháp từng bị bỏ phiếu chống tại Quốc hội Bồ Đào Nha như cắt giảm chi tiêu công hơn nữa, tăng thuế, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp, cải cách thị trường lao động cũng như cân đối khả năng thanh toán trong khu vực tài chính.
Cùng ngày, Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn cũng khẳng định đã nhận được đề nghị xin cứu trợ từ Chính phủ Bồ Đào Nha. Hiện IMF đang tiến hành các cuộc đàm phán nhanh với chính quyền Lisbon và Ủy ban châu Âu (EC) cùng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhằm chuẩn bị triển khai gói cứu trợ để Bồ Đào Nha có thể nhận được khoản tài chính sớm nhất vào giữa tháng Năm tới, trước thời điểm nước này tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 5/6.
Theo kế hoạch, IMF sẽ hỗ trợ 1/3 trong gói cứu trợ chung trị giá 80 tỷ euro, phần còn lại là trách nhiệm của EU.
Bồ Đào Nha liên tục trải qua những biến động khiến nước này càng lún sâu cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội. Ngày 23/3, Thủ tướng Jose Socrates đã từ chức ngay sau khi kế hoạch cắt giảm chi tiêu mới của ông không được quốc hội nước này thông qua. Ngày 31/3, Tổng thống Anibal Cavaco Silva buộc phải giải tán quốc hội và ấn định tổ chức cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn vào ngày 5/6.
Tiếp theo đó, hãng đánh giá tín dụng Moody’s liên tiếp hạ mức xếp hạng tín dụng của Chính phủ Bồ Đào Nha. Chỉ trong vòng chưa đến một tháng, Moody’s đã hai lần hạ mức xếp hạng tín dụng của Bồ Đào Nha, hiện xuống Baa1.
Kèm theo đó, Chính phủ Bồ Đào Nha tuần trước thừa nhận Lisbon đã không đáp ứng được mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách cho năm 2010. Mức thâm hụt của nước này năm ngoái lên tới 8,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là 7,3%.
Những động thái trên đã buộc Bồ Đào Nha phải đề nghị các đối tác châu Âu cứu trợ tài chính. Các quan chức tài chính ở châu Âu đều cho rằng nếu không được cứu trợ, hầu như chắc chắn Bồ Đào Nha sẽ bị vỡ nợ. Lãi suất trái phiếu chính phủ Bồ Đào Nha đã tăng lên mức không bền vững, với lãi suất trái phiếu 10 năm lên tới 7,78% hôm 1/4, mức cao nhất kể từ khi nước này gia nhập Eurozone./.
Đại diện cấp cao phụ trách các vấn đề kinh tế của EU Olli Rehn cho biết Bồ Đào Nha là nước thành viên thứ ba trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), sau Hy Lạp và Ailen, đề nghị EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cứu trợ trong vòng một năm qua.
Để nhận được khoản cứu trợ trên, Lisbon sẽ phải chấp nhận một số điều kiện hết sức khó khăn, thậm chí còn “khắc khổ hơn” các biện pháp từng bị bỏ phiếu chống tại Quốc hội Bồ Đào Nha như cắt giảm chi tiêu công hơn nữa, tăng thuế, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp, cải cách thị trường lao động cũng như cân đối khả năng thanh toán trong khu vực tài chính.
Cùng ngày, Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn cũng khẳng định đã nhận được đề nghị xin cứu trợ từ Chính phủ Bồ Đào Nha. Hiện IMF đang tiến hành các cuộc đàm phán nhanh với chính quyền Lisbon và Ủy ban châu Âu (EC) cùng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhằm chuẩn bị triển khai gói cứu trợ để Bồ Đào Nha có thể nhận được khoản tài chính sớm nhất vào giữa tháng Năm tới, trước thời điểm nước này tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 5/6.
Theo kế hoạch, IMF sẽ hỗ trợ 1/3 trong gói cứu trợ chung trị giá 80 tỷ euro, phần còn lại là trách nhiệm của EU.
Bồ Đào Nha liên tục trải qua những biến động khiến nước này càng lún sâu cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội. Ngày 23/3, Thủ tướng Jose Socrates đã từ chức ngay sau khi kế hoạch cắt giảm chi tiêu mới của ông không được quốc hội nước này thông qua. Ngày 31/3, Tổng thống Anibal Cavaco Silva buộc phải giải tán quốc hội và ấn định tổ chức cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn vào ngày 5/6.
Tiếp theo đó, hãng đánh giá tín dụng Moody’s liên tiếp hạ mức xếp hạng tín dụng của Chính phủ Bồ Đào Nha. Chỉ trong vòng chưa đến một tháng, Moody’s đã hai lần hạ mức xếp hạng tín dụng của Bồ Đào Nha, hiện xuống Baa1.
Kèm theo đó, Chính phủ Bồ Đào Nha tuần trước thừa nhận Lisbon đã không đáp ứng được mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách cho năm 2010. Mức thâm hụt của nước này năm ngoái lên tới 8,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là 7,3%.
Những động thái trên đã buộc Bồ Đào Nha phải đề nghị các đối tác châu Âu cứu trợ tài chính. Các quan chức tài chính ở châu Âu đều cho rằng nếu không được cứu trợ, hầu như chắc chắn Bồ Đào Nha sẽ bị vỡ nợ. Lãi suất trái phiếu chính phủ Bồ Đào Nha đã tăng lên mức không bền vững, với lãi suất trái phiếu 10 năm lên tới 7,78% hôm 1/4, mức cao nhất kể từ khi nước này gia nhập Eurozone./.
(TTXVN/Vietnam+)