EU ký thông qua thành lập lực lượng can thiệp quân sự châu Âu

Sáng kiến lập lực lượng can thiệp quân sự châu Âu của Anh đã được 9 quốc gia thành viên EU ký tắt thông qua tại cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng diễn ra tại Luxembourg ngày 25/6.
EU ký thông qua thành lập lực lượng can thiệp quân sự châu Âu ảnh 1Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: EPA-EFE/TTXVN)

Sáng kiến thành lập lực lượng can thiệp quân sự châu Âu của Anh đã được 9 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ký tắt thông qua tại cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng diễn ra tại Luxembourg ngày 25/6.

Lực lượng châu Âu này được thành lập nhằm triển khai và phối hợp các lực lượng quân sự để nhanh chóng ứng phó với các cuộc khủng hoảng xảy ra trên thế giới.

Sáng kiến này nhằm đưa ra các kế hoạch hỗ trợ chung đối với những sự kiện xảy ra trên thế giới như các thảm họa thiên tai, can thiệp khủng hoảng hoặc sơ tán người dân tại các vùng chiến sự nóng trên thế giới.

Tổ chức này sẽ do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đứng đầu với sự đăng ký tham gia của các nước Pháp, Đức, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Estonia và Bồ Đào Nha.

Italy hiện chưa ký tham gia nhưng cũng không lên tiếng loại trừ khả năng sẽ tham gia tổ chức này trong tương lai.

Sáng kiến Can thiệp châu Âu được đặt ra bên ngoài nguôn khổ EU, do vậy Anh có thể tham gia sau khi nước này rời khỏi khối.

[EU không có tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh hẹp về người di cư]

Sáng kiến này được cho là nhằm duy trì quan hệ quốc phòng của Anh với châu Âu thời hậu Brexit. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết sáng kiến này nhằm tạo điều kiện cho những quốc gia châu Âu không thuộc EU tham gia.

Ông Parly cho rằng điều này rất tốt cho nước Anh khi muốn duy trì hợp tác với châu Âu bên cạnh các quan hệ song phương khác.

Anh từ lâu đã rất nỗ lực để xây dựng cơ chế hợp tác quốc phòng của riêng châu Âu, và ý tưởng này đã biến thành những sáng kiến kể từ khi Anh tổ chức cuộc trưng cầu ý dân về rời khỏi EU năm 2016.

Tờ Guardian ngày 25/6 cho biết, theo nguồn tin từ Chính phủ Pháp, việc Anh tham gia tổ chức này đóng một vai trò quan trọng, vì lực lượng quân sự của Anh, Pháp có nhiều nét văn hóa tương đồng, có chung cách tiếp cận phân tích để xử lý các cuộc khủng hoảng, và không phải nước nào trong EU cũng có những điểm tương đồng như vậy.

Tuy nhiên, việc thành lập một lực lượng quân sự chiến lược độc lập của EU cũng khiến một số quan chức thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lo lắng về sự chồng chéo vai trò và tạo ra khoảng cách với Mỹ.

Kể từ năm 2007 đến nay, EU có "4 nhóm chiến đấu" để tham gia lực lượng quân sự quốc tế, nhưng trên thực tế là chưa bao giờ được triển khai./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục