Ngày 2/7, vòng đàm phán thứ 4 về Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (VEFTA) chính thức khai mạc tại Brussels.
Đoàn đàm phán Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh dẫn đầu và bao gồm đại diện của nhiều bộ ngành. Về phía EU, nhà đàm phán FTA chính Mauro Petriccone, Vụ trưởng Vụ Đông Âu, châu Á và châu Đại Dương thuộc Tổng vụ Thương mại của EU, dẫn đầu đoàn đàm phán.
Đàm phán VEFTA đã trải qua 3 phiên và mục tiêu đã được lãnh đạo phía Việt Nam và EU thống nhất là cố gắng kết thúc đàm phán vào cuối năm 2014. Để đạt mục tiêu đó, hai bên đã đề ra lộ trình làm việc hết sức tích cực.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bỉ trước khi bước vào đàm phán, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), nêu rõ phiên đàm phán này kéo dài từ ngày 2-5/7, là phiên đầu tiên hai bên đi vào đàm phán thực chất và bày tỏ hy vọng đoàn đàm phán hai bên trong những ngày tới thực hiện đúng lộ trình đã đề ra.
Ông cho biết ba phiên đầu được hai bên xác định theo lộ trình là nhằm thống nhất những nội dung cơ bản về khung hiệp định để làm rõ những yêu cầu, những mong muốn của nhau đối với bên kia.
Chính vì vậy, phiên đàm phán thứ 4 này rất quan trọng trong việc chuyển từ đàm phán làm rõ lợi ích những yêu cầu của nhau sang đàm phán thực chất để mở cửa thị trường của nhau như thế nào.
Do đó, trọng tâm của phiên đàm phán thứ 4 sẽ là những vấn đề quan trọng nhất của hai bên, trong đó đặc biệt được quan tâm là những vấn đề như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ… cũng như những vấn đề khác liên quan đến khung hiệp định để hai bên thực hiện quá trình mở cửa thị trường cho nhau, chẳng hạn như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, những quy định chung về thương mại hàng hóa…
Ông Lương Hoàng Thái cũng nhấn mạnh ba vòng đàm phán đầu đã được thực hiện với thái độ rất tích cực của hai đoàn đàm phán. Hai bên đã trao đổi cho nhau lời văn của hiệp định của mỗi bên đối với từng chương.
[FTA Việt Nam-EU: Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp]
Về cơ bản, qua 3 phiên, cả Việt Nam-EU đã làm rõ những nội dung mà mình mong muốn ở bên kia, đồng thời đã trao đổi cho nhau về một số bản chào quan trọng như bản chào về mở cửa thị trường hàng hóa. Đây là bước đặc biệt quan trọng để xây dựng nền móng cho Hiệp định mà hai bên đang đàm phán.
Theo ông Lương Hoàng Thái, hai bên trông đợi tại phiên đàm phán thứ 4 này, Việt Nam và EU sẽ đặt được “những viên gạch để hình thành hiệp định.” Tuy nhiên, ông lưu ý rằng quá trình đàm phán EVFTA cũng giống như việc đàm phán các hiệp định khác của EU gần đây là những hiệp định tiêu chuẩn rất cao, do vậy đây là một quá trình hết sức phức tạp.
Ông nhấn mạnh hai bên đều nhận thức được vấn đề đó và tỏ rõ quyết tâm cố gắng đàm phán để thực hiện được mục tiêu lãnh đạo hai bên đề ra là kết thúc đàm phán trước cuối năm 2014.
Tháng 6/2012, tại Brussels, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Đại diện cấp cao phụ trách Thương mại của EU Karel De Gutch đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán FTA song phương Việt Nam-EU.
Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam một khi được hình thành sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn cho Việt Nam, các loại thuế sẽ bằng 0 cho hầu hết các hàng hóa như nông sản, thực phẩm, giày dép, may mặc…
Điều này kỳ vọng hoạt động thương mại sẽ được đẩy mạnh hơn, cũng như mang lại sự an toàn hơn trong quá trình đầu tư của doanh nghiệp. Đồng thời, Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam cũng là kỳ vọng để doanh nghiệp châu Âu đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam trong thời gian tới.
Hiện EU là nguồn vốn quan trọng trong đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Năm 2011, EU đứng thứ 4 trong số các đối tác FDI lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư cam kết là 1,77 tỷ USD.
EU cũng là nhà cung cấp quan trọng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trong nhiều năm qua./.
Đoàn đàm phán Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh dẫn đầu và bao gồm đại diện của nhiều bộ ngành. Về phía EU, nhà đàm phán FTA chính Mauro Petriccone, Vụ trưởng Vụ Đông Âu, châu Á và châu Đại Dương thuộc Tổng vụ Thương mại của EU, dẫn đầu đoàn đàm phán.
Đàm phán VEFTA đã trải qua 3 phiên và mục tiêu đã được lãnh đạo phía Việt Nam và EU thống nhất là cố gắng kết thúc đàm phán vào cuối năm 2014. Để đạt mục tiêu đó, hai bên đã đề ra lộ trình làm việc hết sức tích cực.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bỉ trước khi bước vào đàm phán, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), nêu rõ phiên đàm phán này kéo dài từ ngày 2-5/7, là phiên đầu tiên hai bên đi vào đàm phán thực chất và bày tỏ hy vọng đoàn đàm phán hai bên trong những ngày tới thực hiện đúng lộ trình đã đề ra.
Ông cho biết ba phiên đầu được hai bên xác định theo lộ trình là nhằm thống nhất những nội dung cơ bản về khung hiệp định để làm rõ những yêu cầu, những mong muốn của nhau đối với bên kia.
Chính vì vậy, phiên đàm phán thứ 4 này rất quan trọng trong việc chuyển từ đàm phán làm rõ lợi ích những yêu cầu của nhau sang đàm phán thực chất để mở cửa thị trường của nhau như thế nào.
Do đó, trọng tâm của phiên đàm phán thứ 4 sẽ là những vấn đề quan trọng nhất của hai bên, trong đó đặc biệt được quan tâm là những vấn đề như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ… cũng như những vấn đề khác liên quan đến khung hiệp định để hai bên thực hiện quá trình mở cửa thị trường cho nhau, chẳng hạn như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, những quy định chung về thương mại hàng hóa…
Ông Lương Hoàng Thái cũng nhấn mạnh ba vòng đàm phán đầu đã được thực hiện với thái độ rất tích cực của hai đoàn đàm phán. Hai bên đã trao đổi cho nhau lời văn của hiệp định của mỗi bên đối với từng chương.
[FTA Việt Nam-EU: Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp]
Về cơ bản, qua 3 phiên, cả Việt Nam-EU đã làm rõ những nội dung mà mình mong muốn ở bên kia, đồng thời đã trao đổi cho nhau về một số bản chào quan trọng như bản chào về mở cửa thị trường hàng hóa. Đây là bước đặc biệt quan trọng để xây dựng nền móng cho Hiệp định mà hai bên đang đàm phán.
Theo ông Lương Hoàng Thái, hai bên trông đợi tại phiên đàm phán thứ 4 này, Việt Nam và EU sẽ đặt được “những viên gạch để hình thành hiệp định.” Tuy nhiên, ông lưu ý rằng quá trình đàm phán EVFTA cũng giống như việc đàm phán các hiệp định khác của EU gần đây là những hiệp định tiêu chuẩn rất cao, do vậy đây là một quá trình hết sức phức tạp.
Ông nhấn mạnh hai bên đều nhận thức được vấn đề đó và tỏ rõ quyết tâm cố gắng đàm phán để thực hiện được mục tiêu lãnh đạo hai bên đề ra là kết thúc đàm phán trước cuối năm 2014.
Tháng 6/2012, tại Brussels, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Đại diện cấp cao phụ trách Thương mại của EU Karel De Gutch đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán FTA song phương Việt Nam-EU.
Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam một khi được hình thành sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn cho Việt Nam, các loại thuế sẽ bằng 0 cho hầu hết các hàng hóa như nông sản, thực phẩm, giày dép, may mặc…
Điều này kỳ vọng hoạt động thương mại sẽ được đẩy mạnh hơn, cũng như mang lại sự an toàn hơn trong quá trình đầu tư của doanh nghiệp. Đồng thời, Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam cũng là kỳ vọng để doanh nghiệp châu Âu đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam trong thời gian tới.
Hiện EU là nguồn vốn quan trọng trong đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Năm 2011, EU đứng thứ 4 trong số các đối tác FDI lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư cam kết là 1,77 tỷ USD.
EU cũng là nhà cung cấp quan trọng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trong nhiều năm qua./.
(TTXVN)