Đồng euro tăng giảm trái chiều trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch ngày 10/1, thời điểm trước thềm cuộc họp của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), với nhiều khả năng là các nhà hoạch định chính sách sẽ vẫn giữ nguyên các chính sách hiện hành, bất chấp những số liệu kinh tế bất ổn ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Tại Tokyo vào chiều 10/1, 1 euro tăng lên 115,01 yen so với 114,77 yen vào cuối phiên trước trên thị trường New York song lại giảm so với đồng bạc xanh khi chỉ còn 1,3045 USD so với 1,3061 USD.
Trong khi đó, USD cũng mạnh lên so với đồng yen khi đổi được 88,18 yen (phiên trước là 87,86 yen) do đồng yen vẫn đang tiếp tục chịu sức ép trước các biện pháp nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Theo các nhà giao dịch, nhiều khả năng ECB sẽ không bổ sung thêm các chính sách nới lỏng tiền tệ mặc dù các thị trường đang bám sát những phát biểu của Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi, tại buổi họp đầu tiên trong năm 2013 của ngân hàng này, nhằm nắm bắt những chính sách trong tương lai.
Trong khi đó, các số liệu chính thức công bố ngày 9/1 cho thấy sản lượng công nghiệp của nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức chỉ tăng nhẹ 0,2% trong tháng 11/2012 sau khi hoạt động yếu kém trong tháng 10. Các số liệu trước đó cũng cho biết tỷ lệ thất nghiệp của toàn khối Eurozone trong tháng này cũng tăng lên mức cao kỷ lục 11,8%.
Trong ngày hôm nay (10/1), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng nhóm họp. Tuy nhiên, thị trường không đặt nhiều kỳ vọng vào khả năng có thể có sự thay đổi về chính sách. Thị trường phiên này còn đón nhận thông tin tích cực từ Trung Quốc, theo đó nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã ghi nhận mức tăng thặng dư thương mại kỷ lục 48,1% trong năm 2012, lên 231,1 tỷ USD.
Đồng bạc xanh trong phiên 10/1 chủ yếu đi xuống so với các đồng tiền châu Á, chỉ tăng lên so với đồng tiền của Singapore và Thái Lan. Đồng đôla Australia tăng từ 1,0506 USD lên 1,0548 USD, trong khi đồng Nhân dân tệ cũng nhích từ 14,05 yên lên 14,16 yen./.
Tại Tokyo vào chiều 10/1, 1 euro tăng lên 115,01 yen so với 114,77 yen vào cuối phiên trước trên thị trường New York song lại giảm so với đồng bạc xanh khi chỉ còn 1,3045 USD so với 1,3061 USD.
Trong khi đó, USD cũng mạnh lên so với đồng yen khi đổi được 88,18 yen (phiên trước là 87,86 yen) do đồng yen vẫn đang tiếp tục chịu sức ép trước các biện pháp nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Theo các nhà giao dịch, nhiều khả năng ECB sẽ không bổ sung thêm các chính sách nới lỏng tiền tệ mặc dù các thị trường đang bám sát những phát biểu của Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi, tại buổi họp đầu tiên trong năm 2013 của ngân hàng này, nhằm nắm bắt những chính sách trong tương lai.
Trong khi đó, các số liệu chính thức công bố ngày 9/1 cho thấy sản lượng công nghiệp của nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức chỉ tăng nhẹ 0,2% trong tháng 11/2012 sau khi hoạt động yếu kém trong tháng 10. Các số liệu trước đó cũng cho biết tỷ lệ thất nghiệp của toàn khối Eurozone trong tháng này cũng tăng lên mức cao kỷ lục 11,8%.
Trong ngày hôm nay (10/1), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng nhóm họp. Tuy nhiên, thị trường không đặt nhiều kỳ vọng vào khả năng có thể có sự thay đổi về chính sách. Thị trường phiên này còn đón nhận thông tin tích cực từ Trung Quốc, theo đó nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã ghi nhận mức tăng thặng dư thương mại kỷ lục 48,1% trong năm 2012, lên 231,1 tỷ USD.
Đồng bạc xanh trong phiên 10/1 chủ yếu đi xuống so với các đồng tiền châu Á, chỉ tăng lên so với đồng tiền của Singapore và Thái Lan. Đồng đôla Australia tăng từ 1,0506 USD lên 1,0548 USD, trong khi đồng Nhân dân tệ cũng nhích từ 14,05 yên lên 14,16 yen./.
Thùy Chi (TTXVN)