Theo AFP, trong một cuộc phỏng vấn ngày 11/5, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schauble tuyên bố khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ có thể đương đầu nếu Hy Lạp rút khỏi liên minh tiền tệ này.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh các đảng của Hy Lạp tiếp tục nỗ lực thành lập chính phủ liên minh.
Trả lời câu hỏi của báo Đức Theinische Post rằng liệu Eurozone có trụ vững nếu Hy Lạp rút khỏi liên minh tiền tệ, Bộ trưởng Schauble nói: "Chúng tôi muốn Hy Lạp vẫn nằm trong Eurozone. Song nước này cũng phải muốn như vậy và sẽ hoàn tất các bổn phận của mình. Chúng tôi không thể ép buộc bất cứ ai. Châu Âu không dễ dàng chìm như vậy."
Một tương lai chính trị chưa rõ ràng ở Hy Lạp gắn với sự không chắc chắn của nước này trong việc thực hiện những cam kết với các nhà tài trợ là Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang đặt Athens gần hơn với nguy cơ phải ra khỏi Eurozone.
Theo nhà tư vấn kinh tế Gikas Hardouvelis của cựu Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos, nước này sẽ bị buộc phải ra khỏi liên minh tiền tệ nếu không tuân thủ những gì đã cam kết trong thỏa thuận cứu trợ của EU và IMF.
Sau cuộc bầu cử tại Hy Lạp cuối tuần qua, hai chính đảng ký thỏa thuận cứu trợ đã không thể tái thành lập liên minh khi không giành được đa số phiếu.
Trong khi đó, Chủ tịch đảng cực tả Syriza - đảng hiện có trách nhiệm thành lập chính phủ mới, Alexis Tsipras, tuyên bố bất kỳ chính phủ mới nào do ông đứng đầu sẽ bác bỏ các điều khoản của thỏa thuận cứu trợ.
IMF nhấn mạnh sẽ chờ cho đến khi Hy Lạp thành lập một chính phủ mới để quyết định về những hành động tiếp theo.
Trong khi đó, sau cuộc họp ngày 9/5, Hội đồng giám đốc của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) đã quyết định giải ngân 4,2 tỷ euro trong các khoản cho vay trị giá 5,2 tỷ euro cho Hy Lạp vào ngày 10/5, song sẽ hoãn quyết định giải ngân 1 tỷ euro còn lại cho đến cuộc họp của nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone vào ngày 14/5.
Bộ trưởng Tài chính Luxembourg, Jean Asselborn, cảnh báo các khoản vay cho Hy Lạp trong tương lai sẽ không được giải ngân cho đến khi nước này có chính phủ mới. Thậm chí, các nhà tài trợ còn tuyên bố các khoản tiền được giải ngân cho Hy Lạp vào ngày 10/5 sẽ là các khoản vay cuối cùng cho nước này nếu Hy Lạp không thực hiện các cam kết.
Nếu lựa chọn việc ra khỏi Eurozone có nghĩa Hy Lạp sẽ chấp nhận việc đồng nội tệ bị mất giá mạnh, lạm phát tăng và GDP sụt giảm ở mức hai con số./.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh các đảng của Hy Lạp tiếp tục nỗ lực thành lập chính phủ liên minh.
Trả lời câu hỏi của báo Đức Theinische Post rằng liệu Eurozone có trụ vững nếu Hy Lạp rút khỏi liên minh tiền tệ, Bộ trưởng Schauble nói: "Chúng tôi muốn Hy Lạp vẫn nằm trong Eurozone. Song nước này cũng phải muốn như vậy và sẽ hoàn tất các bổn phận của mình. Chúng tôi không thể ép buộc bất cứ ai. Châu Âu không dễ dàng chìm như vậy."
Một tương lai chính trị chưa rõ ràng ở Hy Lạp gắn với sự không chắc chắn của nước này trong việc thực hiện những cam kết với các nhà tài trợ là Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang đặt Athens gần hơn với nguy cơ phải ra khỏi Eurozone.
Theo nhà tư vấn kinh tế Gikas Hardouvelis của cựu Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos, nước này sẽ bị buộc phải ra khỏi liên minh tiền tệ nếu không tuân thủ những gì đã cam kết trong thỏa thuận cứu trợ của EU và IMF.
Sau cuộc bầu cử tại Hy Lạp cuối tuần qua, hai chính đảng ký thỏa thuận cứu trợ đã không thể tái thành lập liên minh khi không giành được đa số phiếu.
Trong khi đó, Chủ tịch đảng cực tả Syriza - đảng hiện có trách nhiệm thành lập chính phủ mới, Alexis Tsipras, tuyên bố bất kỳ chính phủ mới nào do ông đứng đầu sẽ bác bỏ các điều khoản của thỏa thuận cứu trợ.
IMF nhấn mạnh sẽ chờ cho đến khi Hy Lạp thành lập một chính phủ mới để quyết định về những hành động tiếp theo.
Trong khi đó, sau cuộc họp ngày 9/5, Hội đồng giám đốc của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) đã quyết định giải ngân 4,2 tỷ euro trong các khoản cho vay trị giá 5,2 tỷ euro cho Hy Lạp vào ngày 10/5, song sẽ hoãn quyết định giải ngân 1 tỷ euro còn lại cho đến cuộc họp của nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone vào ngày 14/5.
Bộ trưởng Tài chính Luxembourg, Jean Asselborn, cảnh báo các khoản vay cho Hy Lạp trong tương lai sẽ không được giải ngân cho đến khi nước này có chính phủ mới. Thậm chí, các nhà tài trợ còn tuyên bố các khoản tiền được giải ngân cho Hy Lạp vào ngày 10/5 sẽ là các khoản vay cuối cùng cho nước này nếu Hy Lạp không thực hiện các cam kết.
Nếu lựa chọn việc ra khỏi Eurozone có nghĩa Hy Lạp sẽ chấp nhận việc đồng nội tệ bị mất giá mạnh, lạm phát tăng và GDP sụt giảm ở mức hai con số./.
(Vietnam+)