Tổ chức này cũng cảnh báo cộng đồng quốc tế về xu hướng sự gia tăng liêntiếp giá cả các mặt hàng này trong vòng 10 năm tới vì sự chồng chéo giữa thịtrường nông nghiệp và thị trường năng lượng và những biến đổi khí hậu thườngxuyên xảy ra.
Dự kiến trong giai đoạn 2015-2020 giá gạo và giá lúa mỳ sẽ tăng hơn 40% và27% so với 5 năm từ 1998 đến 2003. Giá ngô và dầu ăn cũng sẽ tăng lần lượt 48%và 36% so với giai đoạn này.
Như vậy các nước phụ thuộc vào nhập khẩu, nhất là ở Châu Phi sẽ đặc biệtbị đe dọa bởi khủng hoảng kinh tế và thực phẩm toàn cầu. Thêm vào đó là tìnhtrạng bi đát của nạn suy dinh dưỡng ở châu lục này tăng 8% (2007-2008), nhất làở Somalie và các nước lân cận. Trong khi đó ở các nước châu Á, tỷ lệ suy dinhdưỡng khá ổn định.
Theo FAO, sự thay đổi về thu nhập sẽ gây ra những biến động về giá cả,đồng thời kéo theo việc giảm sút đáng kể về vi chất dinh dưỡng ở trẻ em và nhấtlà ở phụ nữ những tháng đầu sau khi sinh. Cho nên về lâu dài đầu tư cho nôngnghiệp là điều vô cùng quan trọng, là đầu tư vào việc tưới tiêu, quản lý đấtcanh tác và cải tiến chất lượng hạt giống gieo trồng.
Mặt khác, trong báo cáo của FAO cũng nêu rõ tổ chức này đã không thể đánhgiá được tỷ lệ người bị đói trên thế giới. Tuy vậy, họ cũng đã đưa ra một con sốtương đối 925 triệu năm 2010 trong khi đó năm trước là 1,023 tỷ người bị đói.
Mặc dù mục tiêu Thiên niên kỷ từ nay đến 2015, là giảm số người bị đói vàsố người bị suy dinh dưỡng xuống còn 600 triệu người ở các nước đang phát triển.Điều này là không thể. FAO đã làm việc với Quỹ quốc tế phát triển nông nghiệp vàChương trình lương thực Thế giới (PAM) và đã đưa ra lời cảnh báo xu hướng giatăng ngày càng trầm trọng về giá cả lương thực thực phẩm nhất là từ giữa năm2010 so với những đầu của 2000.
Về trợ giúp cho người nghèo, một bài báo khác đăng trên tờ les Echos chobiết Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm, Nghề cá, Nông thôn và Quy hoạch lãnhthổ Pháp, Bruno Le Maire, đã bày tỏ mong muốn kéo dài Chương trình hiện nay giúpđỡ của châu Âu về thực phẩm đối với người nghèo (PEAD) đến năm 2012 và 2013, trịgiá mỗi năm khoảng 500 triệu euro để trợ giúp cho khoảng 13 triệu người châu Âutrong diện này./.