Ngày 17/8, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) đã phối hợp khởi động lại chiến dịch hỗ trợ các nước trên thế giới chống các bệnh lây nhiễm xuyên biên giới có tốc độ lây lan nhanh, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm.
USAID cam kết dành 26,3 triệu USD trong chiến dịch này kéo dài từ tháng 10/2010 đến tháng 9/2012.
Chiến dịch nói trên nhằm tăng cường khả năng phát hiện và phản ứng của cộng đồng đối với các bệnh lây nhiễm xuyên biên giới, ngăn ngừa tình trạng dịch bệnh kéo dài dai dẳng, tác động đến an ninh lương thực của hàng triệu người nghèo, đặc biệt ở các nước được ưu tiên như Bangladesh, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia.
FAO và USAID cũng dành nguồn tài chính lớn tăng cường khả năng của các phòng thí nghiệm ở các khu vực "nóng" dễ bùng nổ bệnh dịch để ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm mới sẽ xuất hiện.
Trong năm năm qua, USAID đã đóng góp 132,5 triệu USD hỗ trợ các nỗ lực của FAO phòng ngừa bùng phát các bệnh lây nhiễm ở 90 nước trên toàn cầu thông qua nâng cao an ninh sinh học và hiệu quả của dịch vụ thú y quốc gia, xây dựng các kế hoạch thường trực và khẩn cấp, tăng cường hệ thống phát hiện và năng lực chẩn đoán bệnh cũng như năng lực phản ứng hiệu quả trước nguy cơ bùng phát bệnh.
Nỗ lực trên đã thành công trong việc hạn chế các bệnh lây nhiễm xuyên biên giới chỉ ở một số nước.
FAO và USAID nhấn mạnh phát hiện sớm và phản ứng quyết liệt và kịp thời đóng vai trò quyết định ngăn chặn các bệnh lây nhiễm có tốc độ lây lan nhanh. Thách thức đối với các nước là xây dựng được chế độ phản ứng khẩn cấp có thể phát hiện và xử lý kịp thời nguy cơ bùng phát bệnh ngay tận gốc rễ.
Ngăn chặn và kiểm soát được bệnh từ động vật lây lan sang người là nhân tố hợp thành của chương trình nghị sự lớn hơn nhằm đạt được các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015./.
USAID cam kết dành 26,3 triệu USD trong chiến dịch này kéo dài từ tháng 10/2010 đến tháng 9/2012.
Chiến dịch nói trên nhằm tăng cường khả năng phát hiện và phản ứng của cộng đồng đối với các bệnh lây nhiễm xuyên biên giới, ngăn ngừa tình trạng dịch bệnh kéo dài dai dẳng, tác động đến an ninh lương thực của hàng triệu người nghèo, đặc biệt ở các nước được ưu tiên như Bangladesh, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia.
FAO và USAID cũng dành nguồn tài chính lớn tăng cường khả năng của các phòng thí nghiệm ở các khu vực "nóng" dễ bùng nổ bệnh dịch để ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm mới sẽ xuất hiện.
Trong năm năm qua, USAID đã đóng góp 132,5 triệu USD hỗ trợ các nỗ lực của FAO phòng ngừa bùng phát các bệnh lây nhiễm ở 90 nước trên toàn cầu thông qua nâng cao an ninh sinh học và hiệu quả của dịch vụ thú y quốc gia, xây dựng các kế hoạch thường trực và khẩn cấp, tăng cường hệ thống phát hiện và năng lực chẩn đoán bệnh cũng như năng lực phản ứng hiệu quả trước nguy cơ bùng phát bệnh.
Nỗ lực trên đã thành công trong việc hạn chế các bệnh lây nhiễm xuyên biên giới chỉ ở một số nước.
FAO và USAID nhấn mạnh phát hiện sớm và phản ứng quyết liệt và kịp thời đóng vai trò quyết định ngăn chặn các bệnh lây nhiễm có tốc độ lây lan nhanh. Thách thức đối với các nước là xây dựng được chế độ phản ứng khẩn cấp có thể phát hiện và xử lý kịp thời nguy cơ bùng phát bệnh ngay tận gốc rễ.
Ngăn chặn và kiểm soát được bệnh từ động vật lây lan sang người là nhân tố hợp thành của chương trình nghị sự lớn hơn nhằm đạt được các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015./.
(TTXVN/Vietnam+)