Trong Báo cáo đầu tư thế giới hàng năm vừa công bố ngày 5/7, Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) dự báo luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu sẽ tăng chậm lại trong năm 2012 và đạt 1.600 tỷ USD, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn và biến động, các hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới sa sút và đầu tư mới sụt giảm trong 5 tháng đầu năm nay.
Về triển vọng trong trung hạn, Báo cáo đầu tư thế giới 2012 nhận định FDI toàn cầu sẽ tiếp tục tăng chậm, ước đạt 1.800 tỷ USD trong năm 2013 và 1.900 tỷ USD năm 2014.
Trong báo cáo trên, UNCTAD cho biết luồng vốn FDI toàn cầu năm 2011 tăng 16% so với năm 2010, lên 1.500 tỷ USD, vượt mức trung bình giai đoạn trước khủng hoảng năm 2005-2007 song vẫn thấp hơn 23% so với mức cao đỉnh điểm của năm 2007.
Năm 2011, Mỹ vẫn giữ vững ngôi vị là nhà đầu tư lớn nhất thế giới, với FDI ra bên ngoài trị giá 397 tỷ USD. Trong khi đó, Nhật Bản nổi lên là nhà đầu tư lớn thứ hai thế giới với 114 tỷ USD FDI ra bên ngoài, tăng hơn hai lần so với năm 2010.
Theo báo cáo của UNCTAD, đầu tư của Nhật Bản ra bên ngoài tăng, ngoài yếu tố đồng yen mạnh lên còn do các công ty Nhật đẩy mạnh tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng và các tài sản chiến lược ở các thị trường nước ngoài trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng kinh tế trong nước còn yếu.
Ví dụ tiêu biểu cho xu hướng này là thương vụ công ty dược phẩm Takeda Pharmaceutical Co. (Nhật Bản) thâu tóm công ty Nycomed Pharma AG (Thụy Sỹ) với giá 13,7 tỷ USD - thương vụ mua công ty xuyên biên giới lớn thứ hai từ trước tới nay của một công ty Nhật Bản.
Báo cáo của UNCTAD ghi nhận luồng vốn FDI chảy vào Trung Quốc năm 2011 đã chạm mức cao lịch sử 124 tỷ USD, trong đó lần đầu tiền luồng vốn đầu tư chảy vào lĩnh vực dịch vụ lại vượt lĩnh vực chế tạo. Đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc trong cùng thời gian này tăng lên 6 tỷ USD, cao hơn mức 4 tỷ USD của năm 2010 và chiếm 9% tổng số FDI vào Trung Quốc.
Theo thống kê của UNCTAD, năm 2011 là năm thứ ba liên tiếp FDI chảy vào châu Phi giảm, xuống chỉ còn 42,7 tỷ USD, so với 43,1 tỷ USD năm 2010, chủ yếu do tình trạng bất ổn xã hội và chính trị ở Ai Cập và Libya. Tỷ trọng FDI vào châu Phi trên FDI toàn cầu cũng giảm từ 3,3% năm 2010 xuống còn 2,8% năm 2011.
Mặc dù vậy, báo cáo của UNCTAD lạc quan rằng triển vọng FDI vào châu Phi năm 2012 và trong những năm tới sẽ hứa hẹn hơn, trung bình ước đạt 55-65 tỷ USD trong năm 2012, 70-85 tỷ USD năm 2013 và 75-100 tỷ USD năm 2014, nhờ tăng trưởng kinh tế khả quan hơn, chính phủ các nước trong khu vực tiếp tục các nỗ lực cải cách và giá hàng hóa tăng cao./.
Về triển vọng trong trung hạn, Báo cáo đầu tư thế giới 2012 nhận định FDI toàn cầu sẽ tiếp tục tăng chậm, ước đạt 1.800 tỷ USD trong năm 2013 và 1.900 tỷ USD năm 2014.
Trong báo cáo trên, UNCTAD cho biết luồng vốn FDI toàn cầu năm 2011 tăng 16% so với năm 2010, lên 1.500 tỷ USD, vượt mức trung bình giai đoạn trước khủng hoảng năm 2005-2007 song vẫn thấp hơn 23% so với mức cao đỉnh điểm của năm 2007.
Năm 2011, Mỹ vẫn giữ vững ngôi vị là nhà đầu tư lớn nhất thế giới, với FDI ra bên ngoài trị giá 397 tỷ USD. Trong khi đó, Nhật Bản nổi lên là nhà đầu tư lớn thứ hai thế giới với 114 tỷ USD FDI ra bên ngoài, tăng hơn hai lần so với năm 2010.
Theo báo cáo của UNCTAD, đầu tư của Nhật Bản ra bên ngoài tăng, ngoài yếu tố đồng yen mạnh lên còn do các công ty Nhật đẩy mạnh tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng và các tài sản chiến lược ở các thị trường nước ngoài trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng kinh tế trong nước còn yếu.
Ví dụ tiêu biểu cho xu hướng này là thương vụ công ty dược phẩm Takeda Pharmaceutical Co. (Nhật Bản) thâu tóm công ty Nycomed Pharma AG (Thụy Sỹ) với giá 13,7 tỷ USD - thương vụ mua công ty xuyên biên giới lớn thứ hai từ trước tới nay của một công ty Nhật Bản.
Báo cáo của UNCTAD ghi nhận luồng vốn FDI chảy vào Trung Quốc năm 2011 đã chạm mức cao lịch sử 124 tỷ USD, trong đó lần đầu tiền luồng vốn đầu tư chảy vào lĩnh vực dịch vụ lại vượt lĩnh vực chế tạo. Đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc trong cùng thời gian này tăng lên 6 tỷ USD, cao hơn mức 4 tỷ USD của năm 2010 và chiếm 9% tổng số FDI vào Trung Quốc.
Theo thống kê của UNCTAD, năm 2011 là năm thứ ba liên tiếp FDI chảy vào châu Phi giảm, xuống chỉ còn 42,7 tỷ USD, so với 43,1 tỷ USD năm 2010, chủ yếu do tình trạng bất ổn xã hội và chính trị ở Ai Cập và Libya. Tỷ trọng FDI vào châu Phi trên FDI toàn cầu cũng giảm từ 3,3% năm 2010 xuống còn 2,8% năm 2011.
Mặc dù vậy, báo cáo của UNCTAD lạc quan rằng triển vọng FDI vào châu Phi năm 2012 và trong những năm tới sẽ hứa hẹn hơn, trung bình ước đạt 55-65 tỷ USD trong năm 2012, 70-85 tỷ USD năm 2013 và 75-100 tỷ USD năm 2014, nhờ tăng trưởng kinh tế khả quan hơn, chính phủ các nước trong khu vực tiếp tục các nỗ lực cải cách và giá hàng hóa tăng cao./.
Như Mai (TTXVN)