Theo báo cáo của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố ngày 7/9, nền kinh tế số một thế giới tiếp tục tăng trưởng với tốc độ chậm hoặc trung bình ở nhiều khu vực.
Theo báo cáo "Beige Book" về tình hình kinh tế Mỹ hiện tại, trong tháng Tám vừa qua, 5 trong số 12 khu vực trên toàn nước Mỹ thông báo mức tăng trưởng "vừa phải" trong các hoạt động kinh doanh và kinh tế. Các khu vực này bao gồm St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco.
Trong khi đó, hoạt động kinh tế tại bốn khu vực được ghi nhận mức "còn yếu" và ba khu vực còn lại "chậm hơn."
Báo cáo mới nhất của FED cũng cho thấy sự biến động của thị trường chứng khoán cũng như sự không ổn định trong hoạt động của một số thị trường đã khiến nhiều khu vực phải hạ bớt chỉ số đánh giá nền kinh tế khu vực hoặc thận trọng hơn trong dự báo triển vọng kinh tế.
Về thị trường việc làm, FED nhận định về cơ bản, tình hình ổn định tại một số khu vực và phát triển ở mức độ vừa phải tại các khu vực còn lại, trong khi nhu cầu tuyển người vào các vị trí cần có kỹ năng cao như kỹ sư, thợ cơ khí và phát triển phần mềm máy tính đang gia tăng.
Theo báo cáo, trong tháng Tám vừa qua, chi tiêu cho tiêu dùng tăng nhẹ ở hầu hết các khu vực, hoạt động du lịch vẫn phát triển ổn định và nhu cầu đối với các ngành dịch vụ nói chung là tích cực. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ đã bị thiệt hại đáng kể do thiên tai, đặc biệt sau cơn bão lịch sử Irene đổ bộ vào miền Đông nước Mỹ hồi cuối tháng.
Báo cáo này sẽ được FED sử dụng trong cuộc họp về chính sách tiền tệ của Ủy ban Thị trường Mở (FOMC) - cơ quan hoạch định các chính sách thể chế này, dự kiến diễn ra trong hai ngày 20-21/9.
Báo cáo được công bố một ngày trước khi Chủ tịch FED Ben Bernanke và Tổng thống Barack Obama trình bày các biện pháp mới của Chính phủ Mỹ nhằm tăng tốc nền kinh tế.
Liên quan vấn đề này, cùng ngày, giới truyền thông Mỹ đưa tin trong bài phát biểu quan trọng ngày 8/9, Tổng thống Obama có thể sẽ đề xuất "bơm" 300 tỷ USD cho nền kinh tế nhằm tạo thêm việc làm.
Dẫn các nguồn tin từ Đảng Dân chủ, kênh truyền hình CNN cho biết kế hoạch trên gồm 300 tỷ USD chi tiêu mới, được triển khai dưới hình thức giảm thuế, chi phí cơ sở hạ tầng, cũng như viện trợ trực tiếp cho các chính quyền bang và địa phương.
Cũng theo các nguồn tin này, Tổng thống Obama sẽ kêu gọi bù đắp khoản chi tiêu nói trên bằng cách tăng thuế thu nhập trong các năm tiếp theo, như một phần của kế hoạch giảm thâm hụt về dài hạn.
Theo giới phân tích, ý tưởng mới nhằm tạo công ăn việc làm này của chính quyền Obama không những có ý nghĩa quyết định tới việc xốc lại nền kinh tế Mỹ mà còn cải thiện vị thế chính trị đang nhạt nhòa của ông chủ Nhà Trắng trước thềm cuộc bầu cử tổng thống năm 2012.
Tuy nhiên, một kế hoạch như vậy nhiều khả năng sẽ đối mặt với sự phản đối dữ dội của các nghị sĩ Cộng hòa, vốn cương quyết bác bỏ mọi biện pháp mới nhằm tăng thuế thu nhập, khẳng định đồng thời cắt giảm thuế và chi tiêu sẽ giúp tạo việc làm và giảm nợ công./.
Theo báo cáo "Beige Book" về tình hình kinh tế Mỹ hiện tại, trong tháng Tám vừa qua, 5 trong số 12 khu vực trên toàn nước Mỹ thông báo mức tăng trưởng "vừa phải" trong các hoạt động kinh doanh và kinh tế. Các khu vực này bao gồm St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco.
Trong khi đó, hoạt động kinh tế tại bốn khu vực được ghi nhận mức "còn yếu" và ba khu vực còn lại "chậm hơn."
Báo cáo mới nhất của FED cũng cho thấy sự biến động của thị trường chứng khoán cũng như sự không ổn định trong hoạt động của một số thị trường đã khiến nhiều khu vực phải hạ bớt chỉ số đánh giá nền kinh tế khu vực hoặc thận trọng hơn trong dự báo triển vọng kinh tế.
Về thị trường việc làm, FED nhận định về cơ bản, tình hình ổn định tại một số khu vực và phát triển ở mức độ vừa phải tại các khu vực còn lại, trong khi nhu cầu tuyển người vào các vị trí cần có kỹ năng cao như kỹ sư, thợ cơ khí và phát triển phần mềm máy tính đang gia tăng.
Theo báo cáo, trong tháng Tám vừa qua, chi tiêu cho tiêu dùng tăng nhẹ ở hầu hết các khu vực, hoạt động du lịch vẫn phát triển ổn định và nhu cầu đối với các ngành dịch vụ nói chung là tích cực. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ đã bị thiệt hại đáng kể do thiên tai, đặc biệt sau cơn bão lịch sử Irene đổ bộ vào miền Đông nước Mỹ hồi cuối tháng.
Báo cáo này sẽ được FED sử dụng trong cuộc họp về chính sách tiền tệ của Ủy ban Thị trường Mở (FOMC) - cơ quan hoạch định các chính sách thể chế này, dự kiến diễn ra trong hai ngày 20-21/9.
Báo cáo được công bố một ngày trước khi Chủ tịch FED Ben Bernanke và Tổng thống Barack Obama trình bày các biện pháp mới của Chính phủ Mỹ nhằm tăng tốc nền kinh tế.
Liên quan vấn đề này, cùng ngày, giới truyền thông Mỹ đưa tin trong bài phát biểu quan trọng ngày 8/9, Tổng thống Obama có thể sẽ đề xuất "bơm" 300 tỷ USD cho nền kinh tế nhằm tạo thêm việc làm.
Dẫn các nguồn tin từ Đảng Dân chủ, kênh truyền hình CNN cho biết kế hoạch trên gồm 300 tỷ USD chi tiêu mới, được triển khai dưới hình thức giảm thuế, chi phí cơ sở hạ tầng, cũng như viện trợ trực tiếp cho các chính quyền bang và địa phương.
Cũng theo các nguồn tin này, Tổng thống Obama sẽ kêu gọi bù đắp khoản chi tiêu nói trên bằng cách tăng thuế thu nhập trong các năm tiếp theo, như một phần của kế hoạch giảm thâm hụt về dài hạn.
Theo giới phân tích, ý tưởng mới nhằm tạo công ăn việc làm này của chính quyền Obama không những có ý nghĩa quyết định tới việc xốc lại nền kinh tế Mỹ mà còn cải thiện vị thế chính trị đang nhạt nhòa của ông chủ Nhà Trắng trước thềm cuộc bầu cử tổng thống năm 2012.
Tuy nhiên, một kế hoạch như vậy nhiều khả năng sẽ đối mặt với sự phản đối dữ dội của các nghị sĩ Cộng hòa, vốn cương quyết bác bỏ mọi biện pháp mới nhằm tăng thuế thu nhập, khẳng định đồng thời cắt giảm thuế và chi tiêu sẽ giúp tạo việc làm và giảm nợ công./.
(TTXVN/Vietnam+)