Cơ quan đánh giá tín dụng Fitch Ratings ngày 14/12 đã hạ bậc xếp hạng nợ đối với năm ngân hàng thương mại châu Âu và các tập đoàn ngân hàng hợp tác lớn.
Cụ thể, Fitch đã hạ mức xếp hạng về khả năng vỡ nợ dài hạn đối với Banque Federative du Credit Mutuel, Credit Agricole và OP Pohjola Group từ AA- xuống A+, của Danske Bank từ A+ xuống A, của Rabobank Group từ AA+ xuống AA.
Động thái trên diễn ra sau khi Fitch tiến hành đánh giá các ngân hàng lớn của châu Âu. Theo Fitch, năm ngân hàng trên đã cải thiện tình trạng vốn và thanh khoản, là điều tích cực đối với mức xếp hạng nợ của họ. Điều đó đã giúp những ngân hàng này giữ mức xếp hạng của họ khỏi bị tụt hơn một bậc.
Fitch cho rằng việc hạ bậc xếp hạng tín dụng của Danske Bank và Credit Agricole phản ánh khả năng dễ bị tổn thương của các chi nhánh thuộc những ngân hàng này đối với những nước Eurozone đang gặp khó khăn. Hãng này nhấn mạnh ngành ngân hàng đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và những bất lợi lớn.
Cuộc khủng hoảng Eurozone sẽ tác động gián tiếp tới các ngân hàng khác. Các thị trường vốn sẽ không hoạt động hiệu quả và cuộc khủng hoảng sẽ khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Những nhân tố không chắc chắn về cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng Eurozone, cộng với những biện pháp khắc khổ được một số chính phủ châu Âu áp dụng, sẽ tác động tiêu cực tới hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt là các nước Nam Âu và Ireland.
Hồi tháng 10, lo ngại các chính phủ ít có khả năng giải cứu các tổ chức tài chính đã khiến Fitch hạ triển vọng và mức xếp hạng đối với tập đoàn ngân hàng Royal Bank of Scotland Group PLC, Lloyds Banking Group của Anh và UBS AG của Thụy Sĩ.
Hiện nay, các ngân hàng châu Âu đang chịu sức ép gia tăng. Chính vì vậy, Chính phủ Đức ngày 14/12 tuyên bố sẽ phục hồi hoạt động của quỹ giải cứu khu vực tài chính.
Trong khi, tuần trước, Cơ quan Quản lý ngân hàng châu Âu (EBA) nói rằng các ngân hàng của lục địa này cần huy động khoảng 115 tỷ euro (149 tỷ USD) để bảo vệ các ngân hàng khỏi những hỗn loạn thị trường, trong đó có nợ chính phủ tồn đọng./.
Cụ thể, Fitch đã hạ mức xếp hạng về khả năng vỡ nợ dài hạn đối với Banque Federative du Credit Mutuel, Credit Agricole và OP Pohjola Group từ AA- xuống A+, của Danske Bank từ A+ xuống A, của Rabobank Group từ AA+ xuống AA.
Động thái trên diễn ra sau khi Fitch tiến hành đánh giá các ngân hàng lớn của châu Âu. Theo Fitch, năm ngân hàng trên đã cải thiện tình trạng vốn và thanh khoản, là điều tích cực đối với mức xếp hạng nợ của họ. Điều đó đã giúp những ngân hàng này giữ mức xếp hạng của họ khỏi bị tụt hơn một bậc.
Fitch cho rằng việc hạ bậc xếp hạng tín dụng của Danske Bank và Credit Agricole phản ánh khả năng dễ bị tổn thương của các chi nhánh thuộc những ngân hàng này đối với những nước Eurozone đang gặp khó khăn. Hãng này nhấn mạnh ngành ngân hàng đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và những bất lợi lớn.
Cuộc khủng hoảng Eurozone sẽ tác động gián tiếp tới các ngân hàng khác. Các thị trường vốn sẽ không hoạt động hiệu quả và cuộc khủng hoảng sẽ khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Những nhân tố không chắc chắn về cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng Eurozone, cộng với những biện pháp khắc khổ được một số chính phủ châu Âu áp dụng, sẽ tác động tiêu cực tới hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt là các nước Nam Âu và Ireland.
Hồi tháng 10, lo ngại các chính phủ ít có khả năng giải cứu các tổ chức tài chính đã khiến Fitch hạ triển vọng và mức xếp hạng đối với tập đoàn ngân hàng Royal Bank of Scotland Group PLC, Lloyds Banking Group của Anh và UBS AG của Thụy Sĩ.
Hiện nay, các ngân hàng châu Âu đang chịu sức ép gia tăng. Chính vì vậy, Chính phủ Đức ngày 14/12 tuyên bố sẽ phục hồi hoạt động của quỹ giải cứu khu vực tài chính.
Trong khi, tuần trước, Cơ quan Quản lý ngân hàng châu Âu (EBA) nói rằng các ngân hàng của lục địa này cần huy động khoảng 115 tỷ euro (149 tỷ USD) để bảo vệ các ngân hàng khỏi những hỗn loạn thị trường, trong đó có nợ chính phủ tồn đọng./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)