Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, dự án nâng cấp 6 đô thị tại Đồng bằng sông Cửu Long đang được khởi động giai đoạn 1 thực hiện từ tháng 8/2012 đến tháng 1/2014.
Dự án do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, được thực hiện trong 5 năm (8/2012 - 12/2017), tổng vốn 399 triệu USD, trong đó vốn ODA do Chính phủ vay là 293 triệu USD, vốn đối ứng của Trung ương bố trí cho các địa phương 106 triệu USD.
Sáu đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long được nâng cấp gồm thành phố Cần Thơ, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), thành phố Cà Mau (Cà Mau), thành phố Trà Vinh (Trà Vinh) và thành phố Rạch Giá ( Kiên Giang).
Dự án có các hợp phần: Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3, nâng cấp cơ sở hạ tầng kết nối cấp 1, 2, xây dựng khu tái định cư, nâng cao năng lực quản lý, điều phối dự án, với những hạng mục chính như xây dựng và cải tạo 175.835m đường, 239.300m cống thoát nước, 34.300m kênh rạch; xây dựng 3.410 nền nhà.
Sẽ có 25.900 hộ gia đình được kết nối với hệ thống cấp nước, 139.500 người được tiếp cận với đường dân cư hoặc đường phố được nâng cấp, xây dựng mới, 18.900 hộ gia đình được kết nối tới bể tự hoại và hệ thống nước thải.
Khi dự án hoàn thành, gần 2 triệu người của 6 đô thị kể trên được hưởng lợi, trong đó có 300.000 người được hưởng lợi trực tiếp, khoảng 1,5 triệu người được hưởng lợi gián tiếp.
Dự án nói trên là một phần trong chương trình nâng cấp đô thị quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 758/QĐ-TTg, giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020.
Theo chương trình này, có khoảng 100 đô thị (loại 4 trở lên) trong cả nước sẽ được tuần tự được nâng cấp. Từ năm 2007, chương trình bắt đầu được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ và tỉnh Nam Định. Đã có khoảng 2,2 triệu người tại 4 đô thị nói trên được hưởng lợi từ chương trình./.
Dự án do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, được thực hiện trong 5 năm (8/2012 - 12/2017), tổng vốn 399 triệu USD, trong đó vốn ODA do Chính phủ vay là 293 triệu USD, vốn đối ứng của Trung ương bố trí cho các địa phương 106 triệu USD.
Sáu đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long được nâng cấp gồm thành phố Cần Thơ, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), thành phố Cà Mau (Cà Mau), thành phố Trà Vinh (Trà Vinh) và thành phố Rạch Giá ( Kiên Giang).
Dự án có các hợp phần: Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3, nâng cấp cơ sở hạ tầng kết nối cấp 1, 2, xây dựng khu tái định cư, nâng cao năng lực quản lý, điều phối dự án, với những hạng mục chính như xây dựng và cải tạo 175.835m đường, 239.300m cống thoát nước, 34.300m kênh rạch; xây dựng 3.410 nền nhà.
Sẽ có 25.900 hộ gia đình được kết nối với hệ thống cấp nước, 139.500 người được tiếp cận với đường dân cư hoặc đường phố được nâng cấp, xây dựng mới, 18.900 hộ gia đình được kết nối tới bể tự hoại và hệ thống nước thải.
Khi dự án hoàn thành, gần 2 triệu người của 6 đô thị kể trên được hưởng lợi, trong đó có 300.000 người được hưởng lợi trực tiếp, khoảng 1,5 triệu người được hưởng lợi gián tiếp.
Dự án nói trên là một phần trong chương trình nâng cấp đô thị quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 758/QĐ-TTg, giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020.
Theo chương trình này, có khoảng 100 đô thị (loại 4 trở lên) trong cả nước sẽ được tuần tự được nâng cấp. Từ năm 2007, chương trình bắt đầu được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ và tỉnh Nam Định. Đã có khoảng 2,2 triệu người tại 4 đô thị nói trên được hưởng lợi từ chương trình./.
Thế Đạt (TTXVN)