Từ đầu xuân Quý Tỵ đến nay đã có trên 4,5 vạn du khách trong cả nước tìm về núi Phượng Hoàng, xã Văn An, thị xã Chí Linh, Hải Dương, để thắp hương tưởng nhớ tới thầy giáo Chu Văn An - người thầy của muôn đời.
Theo sử sách, Chu Văn An (1292-1370) có tên là Chu An, tự là Linh Triệt, quê thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Chu Văn An là người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học. Ông có công lớn trong việc quảng bá, hình thành đạo đức, tư tưởng Khổng giáo mang bản sắc Việt Nam. Ông được vua Trần Minh Tông mời làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Dưới thời vua Trần Dụ Tông, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 gian thần nhưng không được Vua nghe. Ông từ quan về ở ẩn ở núi Phượng Hoàng, Chí Linh dạy học, viết sách cho đến khi mất.
Khu đền thờ thầy giáo Chu Văn An nằm giữa khu rừng thông xanh tươi ngút ngàn của núi rừng Phượng Hoàng. Nguyên khởi của ngôi đền chính “Điện lưu quang” là nơi thầy giáo Chu Văn An ngồi dạy học. Không nguy nga hoành tráng, cầu kì, đền thờ thầy giáo Chu Văn An được thiết kế, xây dựng mang đậm nét truyền thống dân tộc.
Ngôi đền chính được chồng diêm tám mái thể hiện sự tôn vinh đẳng cấp và tầm vóc của danh nhân theo tập quán người Việt. Ngay cổng có hàng chữ “Vạn thế sư biểu” để thể hiện tấm lòng của bao thế hệ người Việt với Chu Văn An.
Khu lăng mộ thầy Chu Văn An nằm cách đền thờ chừng 600m. Tương truyền, khi thầy Chu Văn An mất, các học trò đã mang thầy lên táng tại đỉnh núi Phượng Hoàng và dựng nhà bên mộ tế lễ cả năm để tỏ lòng thương tiếc.
Đền thờ Chu Văn An còn là nơi từng diễn ra nhiều hoạt động nhằm tôn vinh những điển hình trong ngành giáo dục của cả nước. Nhiều trường học trong cả nước cũng đã tổ chức cho học sinh đến đây tham quan kết hợp tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Du khách đến viếng đền đầu xuân thường xin chữ thánh hiền từ các cụ đồ nho, cầu công danh hiển đạt, học hành, khoa cử tiến bộ.
Cũng tại đền thờ Chu Văn An đã diễn ra lễ khai bút vào ngày mùng 6 tháng Giêng năm Quý Tỵ 2013 với 4 chữ thư pháp Hán Nôm: Chính-Học-Thuần-Hành, với 10 chữ Quốc ngữ: Tâm-Đức-Chí-Nghĩa-Trung/Tài-Minh-Trí-Thành-Vinh. Nét văn hóa đẹp khai bút và xin chữ đầu Xuân có từ khi thầy Chu Văn An về đây mở lớp dạy học và duy trì đến nay.
Tương truyền, xưa kia học trò đến thăm thầy thường được thầy thăm hỏi, trò chuyện. Khi chia tay, thầy tự tay viết tặng người đó một chữ ứng với ý nhắn gửi lẽ sống cho người đó. Ai được tặng chữ đều coi những chữ đó như báu vật, mang về treo ở nơi trang trọng nhất để chiêm nghiệm./.
Theo sử sách, Chu Văn An (1292-1370) có tên là Chu An, tự là Linh Triệt, quê thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Chu Văn An là người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học. Ông có công lớn trong việc quảng bá, hình thành đạo đức, tư tưởng Khổng giáo mang bản sắc Việt Nam. Ông được vua Trần Minh Tông mời làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Dưới thời vua Trần Dụ Tông, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 gian thần nhưng không được Vua nghe. Ông từ quan về ở ẩn ở núi Phượng Hoàng, Chí Linh dạy học, viết sách cho đến khi mất.
Khu đền thờ thầy giáo Chu Văn An nằm giữa khu rừng thông xanh tươi ngút ngàn của núi rừng Phượng Hoàng. Nguyên khởi của ngôi đền chính “Điện lưu quang” là nơi thầy giáo Chu Văn An ngồi dạy học. Không nguy nga hoành tráng, cầu kì, đền thờ thầy giáo Chu Văn An được thiết kế, xây dựng mang đậm nét truyền thống dân tộc.
Ngôi đền chính được chồng diêm tám mái thể hiện sự tôn vinh đẳng cấp và tầm vóc của danh nhân theo tập quán người Việt. Ngay cổng có hàng chữ “Vạn thế sư biểu” để thể hiện tấm lòng của bao thế hệ người Việt với Chu Văn An.
Khu lăng mộ thầy Chu Văn An nằm cách đền thờ chừng 600m. Tương truyền, khi thầy Chu Văn An mất, các học trò đã mang thầy lên táng tại đỉnh núi Phượng Hoàng và dựng nhà bên mộ tế lễ cả năm để tỏ lòng thương tiếc.
Đền thờ Chu Văn An còn là nơi từng diễn ra nhiều hoạt động nhằm tôn vinh những điển hình trong ngành giáo dục của cả nước. Nhiều trường học trong cả nước cũng đã tổ chức cho học sinh đến đây tham quan kết hợp tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Du khách đến viếng đền đầu xuân thường xin chữ thánh hiền từ các cụ đồ nho, cầu công danh hiển đạt, học hành, khoa cử tiến bộ.
Cũng tại đền thờ Chu Văn An đã diễn ra lễ khai bút vào ngày mùng 6 tháng Giêng năm Quý Tỵ 2013 với 4 chữ thư pháp Hán Nôm: Chính-Học-Thuần-Hành, với 10 chữ Quốc ngữ: Tâm-Đức-Chí-Nghĩa-Trung/Tài-Minh-Trí-Thành-Vinh. Nét văn hóa đẹp khai bút và xin chữ đầu Xuân có từ khi thầy Chu Văn An về đây mở lớp dạy học và duy trì đến nay.
Tương truyền, xưa kia học trò đến thăm thầy thường được thầy thăm hỏi, trò chuyện. Khi chia tay, thầy tự tay viết tặng người đó một chữ ứng với ý nhắn gửi lẽ sống cho người đó. Ai được tặng chữ đều coi những chữ đó như báu vật, mang về treo ở nơi trang trọng nhất để chiêm nghiệm./.
Mạnh Tú (TTXVN)