Khi bậc thầy thiết kế thời trang Karl Lagerfeld muốn mua một đôi găng tay mới, giống như Madonna và Kylie Minogue, ông tìm đến một thị trấn lặng lẽ tại miền Trung nước Pháp, trung tâm một thời của ngành công nghiệp sản xuất găng tay của châu Âu từ thế kỷ 12 vẫn giữ được sự tồn tại nhờ xu hướng của thời trang thế kỷ 21. Đến tận bây giờ, Channel, Dior, Hermes, Louis Vuitton, những cái tên hàng đầu của thế giới thời trang vẫn tới thị trấn Millau - nơi gắn với truyền thống sản xuất đã được kéo dài từ thế kỷ 12 và đạt đỉnh cao 100 năm trước để đặt hàng để sản xuất găng tay. Chiếc găng tay đã có một sự trở lại trên sàn catwalk khi những chiếc găng tay dài thanh lịch, găng không ngón cho nữ vận động viên, làm từ da cừu hay chất dẻo, da rắn hay cự đà, với da có mùi thơm hay được phủ lông ...được đưa vào các bộ sưu tập thời trang danh tiếng. "Quan điểm của chúng tôi là tạo ra những đôi găng tay để khi đeo vào nhìn như đồ trang sức," Manuel Rubio, tổng giám đốc của công ty sản xuất găng Causse cho biết. Causse tháng 9 năm ngoái đã thu hút sự chú ý của Chanel, nhà mốt đang có chiến lược mua lại những nhà cung cấp thủ công tay nghề cao tại Pháp và châu Âu. Thành lập vào năm 1892, Causse từ đó là một trong 80 xưởng thuộc da và 20 nhà sản xuất găng tay với khoảng 7.000 nhân công trong vùng Millau, sản xuất khoảng 4 triệu đôi găng tay mỗi năm, Francois Leyge, người phụ trách bảo tàng Millau và Grandes Causses cho biết. Millau có thể - và vẫn còn - thực hiện trên vật liệu thô: da sống của hàng triệu con cừu mà cừu mẹ của chúng được nuôi lấy sữa ở gần cao nguyên Larzac. Trong quá khứ, việc nhà sản xuất găng tay trong thị trấn thịnh vượng là nhờ sự tiêu xài ngông cuồng của nữ hoàng Marie-Antoinette hay hoàng hậu Josephine, người nổi tiếng với việc đặt hàng 985 đôi giày trong một năm. Trong suốt thời kỳ Belle Epoque (Kỷ nguyên đẹp đẽ), từ những năm 1870 cho đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, không ai nghĩ rằng một người đàn ông hay phụ nữ giàu có lại có thể đi ra khỏi nhà mà không có găng tay - một quy ước thông thường cho đến những năm 1960. Nhưng cho đến cuộc nổi dậy của sinh viên vào tháng 5/1968, và các quy tắc thời trang đã thay đổi tận gốc rễ - với giới trẻ trong trang phục bò, thích sử dụng đồ trang sức hay khăn quàng làm phụ kiện. Kết hợp với chi phí sản xuất gia tăng trong ngành công nghiệp mà rất nhiều công đoạn vẫn còn làm bằng tay, sự thay đổi này gần như giết chết ngành công nghiệp găng tay của Millau. Gần như nhưng không hoàn toàn, có bốn xưởng thuộc da và rất nhiều nhà sản xuất găng tay đã giải thể. Lớn nhất trong số đó, Causse, với 42 nhân công trong một xưởng nhỏ do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Jean-Nichel Wilmotte thiết kế, đưa ra khoảng 25.000 đôi găng tay mỗi năm. Một nhà sản xuất găng tay khác tại Millau, Fabre, đã bán cho Grace Kelly thông qua nhà Christian Dior, cũng là nơi sản xuất đôi găng mà Nicole Kidman sử dụng trong bộ phim sắp tới "Grace de Monaco." Hai nhà sản xuất khác là Lavabre-Cadet - được ưa thích bởi nhân vật tiểu thuyết, tay trộm Arsene Lupin - và Atelier du gantier. Tất cả đều có thể tiếp tục duy trì nhờ ngành công nghiệp xa xỉ, giúp đưa găng tay trở lại sàn catwalk kể từ năm 1990. Các thứ đồ sang trọng làm theo yêu cầu của khách hàng, Nadine Carel, giám đốc mỹ thuật của Causse, giải thích. "Mỗi nhà sản xuất có một hệ thống khép kín, và bạn phải học cách làm việc với quy tắc của họ," bà nói.
Những chiếc găng tay được may thủ công tại Causse (Nguồn: AFP)
Những mặt hàng thời trang cao cấp được đặt hàng hiếm hoi với khoảng 100 đôi, với những bộ sưu tập đôi khi cập nhập một vài lần một năm - những hạn chế không thực hiện được đối với ngành công nghiệp sản xuất găng tay. Causse bán hàng dưới thương hiệu riêng của mình cũng như sản xuất cho sàn catwalk, thêm lông hay kim loại vào các đôi găng, hay hợp tác với các nghệ sỹ graffiti - cho một mức giá có thể lên đến 3.000 USD một đôi găng. Trong số các khách hàng trung thành, họ tự hào có được các biểu tượng phong cách từ Madonna và Kylie Minogue cho tới Sharon Stone, cũng như nhà thiết kế tên tuổi Karl Lagerfeld của Chanel. "Ngày nay, mọi người đeo găng tay như là một phong cách," Rubio tổng kết. "Đó là các đồ vật thời trang - một cách để tạo dấu ấn. Ngăn cái lạnh đến từ một địa điểm xa xôi thứ hai."
S.N (Vietnam+)