Trong khuôn khổ Hội chợ-Triển lãm “Thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long” và nhân dịp kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 28/4/, Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đã tổ chức chương trình "Gặp gỡ địa phương-Ngoại giao đoàn," tại thành phố Cần Thơ.
Tham dự Hội nghị có hơn 150 đại biểu, trong đó có đại diện Lãnh đạo 13 tỉnh-thành thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và hơn 30 Đại sứ, Tổng Lãnh sự, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế và đại diện các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam. Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và ông Trần Phi Hổ, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đồng chủ trì Hội nghị.
Hội nghị "Gặp gỡ địa phương-Ngoại giao đoàn" là một trong những nỗ lực của Bộ Ngoại giao cùng với các địa phương đẩy mạnh triển khai đường lối đối ngoại tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; trong đó có việc giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh, nhu cầu, cơ hội phát triển của địa phương để tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là về kinh tế, góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ của Việt Nam với các nước, tăng cường trao đổi giao lưu giữa nhân dân Việt Nam với bạn bè quốc tế, đẩy mạnh kết nối cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao sự tham dự đông đảo của Lãnh đạo các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các vị Đại sứ, Tổng Lãnh sự, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế và đại diện các cơ quan đại diện ngoại giao tại Hội nghị.
Ông nhấn mạnh Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí đặc biệt quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam và đây cũng là khu vực có nhiều thế mạnh và tiềm năng phát triển toàn diện. Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là biến đổi khí hậu, bảo vệ và khai thác hiệu quả, hợp lý tài nguyên nước, tình trạng ngập lụt kéo dài, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường...
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ hy vọng Hội nghị sẽ là diễn đàn hữu ích để các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh đặc thù, các cơ hội hợp tác, phát triển của mình; đồng thời, là cơ hội để các tỉnh trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các nước thông qua các vị Đại sứ, Tổng Lãnh sự, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế và đại diện các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam, nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác, góp phần cho sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế hiệu quả của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai.
Ông Trần Phi Hổ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ mong muốn thông qua Hội nghị lần này, các Đại sứ, Tổng Lãnh sự, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế và đại diện các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam sẽ tích cực hỗ trợ để các doanh nghiệp địa phương tiếp cận nhiều hơn với thị trường thế giới, tăng cường kết nối, hỗ trợ nguồn lực, nhất là viện trợ ODA cho các địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng, phục vụ dân sinh, nhằm phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.
Thay mặt đoàn ngoại giao, Ngài El Houcine Fardani, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Morocco tại Việt Nam, Trưởng đoàn Ngoại giao chân thành cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của Ban Tổ chức, chúc mừng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã tổ chức thành công Lễ khai mạc và các sự kiện trong khuôn khổ Hội chợ-Triển lãm “Thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long.”
Ngài El Houcine Fardani đánh giá cao sáng kiến của Bộ Ngoại giao vào Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức Hội nghị “Gặp gỡ địa phương-Ngoại giao đoàn,” coi đây là cơ hội quý giá để các thành viên trong đoàn ngoại giao tìm hiểu về tiềm năng, lợi thế của vùng.
Ngài El Houcine Fardani bày tỏ tin tưởng với các tiềm năng to lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy hải sản và du lịch, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ vượt qua các thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng một chiến lược hiệu quả nhằm thu hút đầu tư trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để đảm bảo phát triển bền vững.
Tại Hội nghị, đại diện các tỉnh Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang đã phát biểu tham luận nêu lên những thuận lợi, khó khăn và các kiến nghị của địa phương trong quá trình hội nhập quốc tế.
Đại sứ các nước Indonesia, Hà Lan, Thái Lan, Tổng lãnh sự Canada và Trưởng Đại diện IMF tại Việt Nam cũng có những bài phát biểu chia sẻ kinh nghiệm về vai trò, chức năng của các Cơ quan đại diện Ngoại giao trong hợp tác phát triển kinh tế-xã hội tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long./.
Tham dự Hội nghị có hơn 150 đại biểu, trong đó có đại diện Lãnh đạo 13 tỉnh-thành thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và hơn 30 Đại sứ, Tổng Lãnh sự, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế và đại diện các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam. Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và ông Trần Phi Hổ, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đồng chủ trì Hội nghị.
Hội nghị "Gặp gỡ địa phương-Ngoại giao đoàn" là một trong những nỗ lực của Bộ Ngoại giao cùng với các địa phương đẩy mạnh triển khai đường lối đối ngoại tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; trong đó có việc giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh, nhu cầu, cơ hội phát triển của địa phương để tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là về kinh tế, góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ của Việt Nam với các nước, tăng cường trao đổi giao lưu giữa nhân dân Việt Nam với bạn bè quốc tế, đẩy mạnh kết nối cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao sự tham dự đông đảo của Lãnh đạo các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các vị Đại sứ, Tổng Lãnh sự, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế và đại diện các cơ quan đại diện ngoại giao tại Hội nghị.
Ông nhấn mạnh Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí đặc biệt quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam và đây cũng là khu vực có nhiều thế mạnh và tiềm năng phát triển toàn diện. Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là biến đổi khí hậu, bảo vệ và khai thác hiệu quả, hợp lý tài nguyên nước, tình trạng ngập lụt kéo dài, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường...
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ hy vọng Hội nghị sẽ là diễn đàn hữu ích để các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh đặc thù, các cơ hội hợp tác, phát triển của mình; đồng thời, là cơ hội để các tỉnh trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các nước thông qua các vị Đại sứ, Tổng Lãnh sự, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế và đại diện các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam, nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác, góp phần cho sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế hiệu quả của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai.
Ông Trần Phi Hổ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ mong muốn thông qua Hội nghị lần này, các Đại sứ, Tổng Lãnh sự, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế và đại diện các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam sẽ tích cực hỗ trợ để các doanh nghiệp địa phương tiếp cận nhiều hơn với thị trường thế giới, tăng cường kết nối, hỗ trợ nguồn lực, nhất là viện trợ ODA cho các địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng, phục vụ dân sinh, nhằm phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.
Thay mặt đoàn ngoại giao, Ngài El Houcine Fardani, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Morocco tại Việt Nam, Trưởng đoàn Ngoại giao chân thành cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của Ban Tổ chức, chúc mừng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã tổ chức thành công Lễ khai mạc và các sự kiện trong khuôn khổ Hội chợ-Triển lãm “Thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long.”
Ngài El Houcine Fardani đánh giá cao sáng kiến của Bộ Ngoại giao vào Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức Hội nghị “Gặp gỡ địa phương-Ngoại giao đoàn,” coi đây là cơ hội quý giá để các thành viên trong đoàn ngoại giao tìm hiểu về tiềm năng, lợi thế của vùng.
Ngài El Houcine Fardani bày tỏ tin tưởng với các tiềm năng to lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy hải sản và du lịch, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ vượt qua các thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng một chiến lược hiệu quả nhằm thu hút đầu tư trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để đảm bảo phát triển bền vững.
Tại Hội nghị, đại diện các tỉnh Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang đã phát biểu tham luận nêu lên những thuận lợi, khó khăn và các kiến nghị của địa phương trong quá trình hội nhập quốc tế.
Đại sứ các nước Indonesia, Hà Lan, Thái Lan, Tổng lãnh sự Canada và Trưởng Đại diện IMF tại Việt Nam cũng có những bài phát biểu chia sẻ kinh nghiệm về vai trò, chức năng của các Cơ quan đại diện Ngoại giao trong hợp tác phát triển kinh tế-xã hội tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long./.
(TTXVN)