Hiện nay, ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng, giá càphê nhân xô đã tăng lên 33.900 đồng/kg (càphê nhân loại R2B là 34.200 đồng/kg, R1C 34.600 đồng/kg, R1A là 34.800 đồng/kg).
Như vậy, chỉ trong vòng 15 ngày đầu của niên vụ càphê 2010-2011, giá càphê nhân đã tăng lên 2.400 đồng/kg. Đây là giá cao kỷ lục trong vòng hai năm trở lại đây.
Theo ông Lê Đức Thống, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội càphê-cacao Việt Nam (Vicofa), từ khi có thông tin Hiệp hội càphê-cacao Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiến nghị chính phủ cho phép mua tạm trữ từ 300.000-500.000 tấn càphê nhân, giá càphê vối trên thị trường trong, ngoài nước đã tăng lên đáng kể.
Các tỉnh Tây Nguyên hiện có trên 452.000ha càphê, sản lượng mỗi năm đạt từ 950.000 tấn trở lên, trong đó, tỉnh Đắk Lắk có 172.000ha. Niên vụ này có khả năng đạt trên 400.000 tấn càphê nhân.
Hiện nay, các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê ở Tây Nguyên tập trung bảo vệ để càphê chín đều, đạt tỷ lệ quả chín từ 90% trở lên mới đưa vào thu hoạch đại trà nhằm góp phần nâng cao chất lượng xuất khẩu./.
Như vậy, chỉ trong vòng 15 ngày đầu của niên vụ càphê 2010-2011, giá càphê nhân đã tăng lên 2.400 đồng/kg. Đây là giá cao kỷ lục trong vòng hai năm trở lại đây.
Theo ông Lê Đức Thống, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội càphê-cacao Việt Nam (Vicofa), từ khi có thông tin Hiệp hội càphê-cacao Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiến nghị chính phủ cho phép mua tạm trữ từ 300.000-500.000 tấn càphê nhân, giá càphê vối trên thị trường trong, ngoài nước đã tăng lên đáng kể.
Các tỉnh Tây Nguyên hiện có trên 452.000ha càphê, sản lượng mỗi năm đạt từ 950.000 tấn trở lên, trong đó, tỉnh Đắk Lắk có 172.000ha. Niên vụ này có khả năng đạt trên 400.000 tấn càphê nhân.
Hiện nay, các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê ở Tây Nguyên tập trung bảo vệ để càphê chín đều, đạt tỷ lệ quả chín từ 90% trở lên mới đưa vào thu hoạch đại trà nhằm góp phần nâng cao chất lượng xuất khẩu./.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)