Trong phiên giao dịch ngày 31/8, giá dầu châu Á diễn biến trái chiều trước tác động từ dự báo của Viện Dầu khí Mỹ (API) về sự gia tăng lượng dự trữ dầu thô của Mỹ và những lo ngại về địa chính trị tại khu vực Biển Đỏ.
Mở cửa phiên giao dịch này tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ, hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 10/2011 giảm 36 xu, xuống còn 88,54 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại tăng nhẹ 1 xu, lên 114,03 USD/thùng.
Không khí ảm đạm bao trùm thị trường dầu mỏ thế giới, sau khi báo cáo mới đây của API cho hay trữ lượng dầu thô của Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới đã tăng vọt trong tuần kết thúc vào ngày 26/8 vừa qua, đạt mức 5,1 triệu thùng.
Thông tin này đã tạo áp lực lên thị trường dầu mỏ thế giới. Tuy nhiên, những căng thẳng địa chính trị giữa Israel và Iran, khu vực sản xuất dầu thô lớn của thế giới Arập, lại là nhân tố hỗ trợ cho giá dầu.
Trong phiên giao dịch đêm trước (30/8) tại thị trường Mỹ, giá dầu tiếp tục đi lên, song không ổn định và khối lượng giao dịch thấp. Lòng tin của giới đầu tư được hỗ trợ bởi đồng USD yếu, bất chấp những số liệu đáng thất vọng về chỉ số lòng tin tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu.
Chốt phiên này, trên sàn giao dịch hàng hóa New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10/2011 tăng 1,63 xu, lên 88,9 USD/thùng.
Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 2,14 USD, đóng cửa ở mức 114,02 USD/thùng.
Thị trường dầu thế giới diễn biến thất thường, trong bối cảnh Libya cam kết rằng hoạt động sản xuất dầu tại nước này sẽ được nối lại vào khoảng trung tuần tháng 9/2011, sau khi bị gián đoạn bởi những bất ổn chính trị.
Động thái này của Libya được cho là sẽ hỗ trợ cho giá dầu thế giới, đặc biệt là giúp giá dầu Brent "hạ nhiệt."
Tuy nhiên, tập đoàn dầu khí Sunoco Inc. đang phải tạm thời đóng cửa nhà máy lọc dầu tại Philadelphia (Mỹ) do tác động của cơn bão Irene, buộc Chính phủ nước này phải quyết định cắt giảm điện. Đây có thể là nhân tố khiến nguồn cung xăng dầu của Mỹ bị siết chặt và đẩy giá dầu đi lên./.
Mở cửa phiên giao dịch này tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ, hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 10/2011 giảm 36 xu, xuống còn 88,54 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại tăng nhẹ 1 xu, lên 114,03 USD/thùng.
Không khí ảm đạm bao trùm thị trường dầu mỏ thế giới, sau khi báo cáo mới đây của API cho hay trữ lượng dầu thô của Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới đã tăng vọt trong tuần kết thúc vào ngày 26/8 vừa qua, đạt mức 5,1 triệu thùng.
Thông tin này đã tạo áp lực lên thị trường dầu mỏ thế giới. Tuy nhiên, những căng thẳng địa chính trị giữa Israel và Iran, khu vực sản xuất dầu thô lớn của thế giới Arập, lại là nhân tố hỗ trợ cho giá dầu.
Trong phiên giao dịch đêm trước (30/8) tại thị trường Mỹ, giá dầu tiếp tục đi lên, song không ổn định và khối lượng giao dịch thấp. Lòng tin của giới đầu tư được hỗ trợ bởi đồng USD yếu, bất chấp những số liệu đáng thất vọng về chỉ số lòng tin tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu.
Chốt phiên này, trên sàn giao dịch hàng hóa New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10/2011 tăng 1,63 xu, lên 88,9 USD/thùng.
Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 2,14 USD, đóng cửa ở mức 114,02 USD/thùng.
Thị trường dầu thế giới diễn biến thất thường, trong bối cảnh Libya cam kết rằng hoạt động sản xuất dầu tại nước này sẽ được nối lại vào khoảng trung tuần tháng 9/2011, sau khi bị gián đoạn bởi những bất ổn chính trị.
Động thái này của Libya được cho là sẽ hỗ trợ cho giá dầu thế giới, đặc biệt là giúp giá dầu Brent "hạ nhiệt."
Tuy nhiên, tập đoàn dầu khí Sunoco Inc. đang phải tạm thời đóng cửa nhà máy lọc dầu tại Philadelphia (Mỹ) do tác động của cơn bão Irene, buộc Chính phủ nước này phải quyết định cắt giảm điện. Đây có thể là nhân tố khiến nguồn cung xăng dầu của Mỹ bị siết chặt và đẩy giá dầu đi lên./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)