Giá dầu thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần này bất ngờ nhảy vọt lên mức cao nhất trong hai năm qua, do tâm lý tích cực mua vào của giới đầu tư sau khi Cục Dự trữ Liên quan Mỹ (Mỹ) tỏ ý về việc sẽ có thêm các biện pháp nới lỏng tiền tệ thêm nữa.
Sáng ngày 6/12 tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 1/2011 đã tăng lên 92,03 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 10/2008, trước khi "hạ nhiệt" còn 91,41 USD/thùng vào cuối phiên, thấp hơn một xu Mỹ so với phiên cuối tuần trước.
Giá dầu ngọt nhẹ New York giao cùng kỳ hạn cũng đạt đỉnh cao 89,76 USD/thùng trước khi lùi về 89,17 USD/thùng khi kết thúc phiên này.
Chuyên gia phân tích Carsten Fritsch thuộc Commerzbank đã nêu lên những nhân tố hỗ trợ giá dầu mỏ, trong đó có tuyên bố của FED chống sự yếu kém kinh tế bằng các chính sách nới lỏng tiền tệ có định lượng.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CBS phát sóng ngày 5/12, Chủ tịch Ben Bernanke nêu rõ FED sẽ cân nhắc các biện pháp mới sau khi đánh giá hiệu quả của kế hoạch bơm tiền nói trên (được triển khai từ nay tới tháng 6/2011), tình hình lạm phát và thực trạng của nền kinh tế nói chung.
Theo đó, nhằm kiềm chế tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, hiện đã xấp xỉ mức 10%, ông Bernanke để ngỏ khả năng thể chế này sẽ có các bước đi mới bổ sung cho kế hoạch chi 600 tỷ USD vừa công bố hồi tháng trước.
Góp phần vào việc giá dầu tăng trong phiên 6/12 còn do đồng USD yếu khiến giá hàng hóa trở nên hấp dẫn hơn đối với các khách mua.
Bên cạnh đó, thị trường dầu còn được "tiếp sức" bởi nhu cầu cao tại châu Âu, sau những đợt rét buốt liên tục hoành hành.
Chiều 7/12 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu có giảm chút ít do những lo ngại liên quan đến việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc dự kiến tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng tháng 1/2011 vẫn ở trên 91 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ giao cùng kỳ hạn giảm 24 xu xuống 89,14 USD/thùng./.
Sáng ngày 6/12 tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 1/2011 đã tăng lên 92,03 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 10/2008, trước khi "hạ nhiệt" còn 91,41 USD/thùng vào cuối phiên, thấp hơn một xu Mỹ so với phiên cuối tuần trước.
Giá dầu ngọt nhẹ New York giao cùng kỳ hạn cũng đạt đỉnh cao 89,76 USD/thùng trước khi lùi về 89,17 USD/thùng khi kết thúc phiên này.
Chuyên gia phân tích Carsten Fritsch thuộc Commerzbank đã nêu lên những nhân tố hỗ trợ giá dầu mỏ, trong đó có tuyên bố của FED chống sự yếu kém kinh tế bằng các chính sách nới lỏng tiền tệ có định lượng.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CBS phát sóng ngày 5/12, Chủ tịch Ben Bernanke nêu rõ FED sẽ cân nhắc các biện pháp mới sau khi đánh giá hiệu quả của kế hoạch bơm tiền nói trên (được triển khai từ nay tới tháng 6/2011), tình hình lạm phát và thực trạng của nền kinh tế nói chung.
Theo đó, nhằm kiềm chế tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, hiện đã xấp xỉ mức 10%, ông Bernanke để ngỏ khả năng thể chế này sẽ có các bước đi mới bổ sung cho kế hoạch chi 600 tỷ USD vừa công bố hồi tháng trước.
Góp phần vào việc giá dầu tăng trong phiên 6/12 còn do đồng USD yếu khiến giá hàng hóa trở nên hấp dẫn hơn đối với các khách mua.
Bên cạnh đó, thị trường dầu còn được "tiếp sức" bởi nhu cầu cao tại châu Âu, sau những đợt rét buốt liên tục hoành hành.
Chiều 7/12 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu có giảm chút ít do những lo ngại liên quan đến việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc dự kiến tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng tháng 1/2011 vẫn ở trên 91 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ giao cùng kỳ hạn giảm 24 xu xuống 89,14 USD/thùng./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)