Lạm phát tại các nền kinh tế đang nổi bắt đầu có dấu hiệu vượt khỏi tầm kiểm soát.
Việc giá dầu thô tăng vọt có thể là "giọt nước làm tràn ly" đối với các nước như Brazil, Việt Nam và Hàn Quốc, những nước đang phải kiềm chế đà tăng trưởng quá nóng bằng việc tăng lãi suất, kiểm soát vốn và triển khai các biện pháp kiểm soát giá cả khác.
Ông David Rosenberg, nhà kinh tế và chiến lược thuộc công ty Gluskin Sheff and Associates cho rằng, ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế đang nổi phát triển quá nóng cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.
Ông John Lipsky, Phó Tổng giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng lo ngại các nền kinh tế đang nổi như Brazil, Trung Quốc đang phát triển với một tốc độ quá nhanh. Mức tăng trưởng 6,5-7% đã bắt đầu cho thấy những dấu hiệu ban đầu của sự phát triển quá nóng.
Chu kỳ hưng thịnh-phá sản trong các thị trường đang nổi có thể làm tăng những bất ổn đối với nền kinh tế toàn cầu, vốn đã chao đảo vì những rối loạn địa chính trị và những khó khăn tài chính của các nước phát triển.
Thêm vào đó, nó có thể gợi lại những ký ức về cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 đã làm rối loạn các thị trường tài chính toàn cầu.
Sự hưng thịnh của các thị trường đang nổi chỉ thể hiện tại các nền kinh tế phát triển thông qua giá cao hơn tại các trạm bơm xăng, các cửa hàng bán lương thực, thực phẩm và quần áo. Giá năng lượng và lương thực đã tăng từ trước khi xảy ra tình trạng rối loạn chính trị tại Bắc Phi và Trung Đông.
Sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu tại các nền kinh tế đang nổi cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đang làm tăng sức ép lạm phát toàn cầu. Nhưng yếu tố đặc biệt đối với các thị trường đang nổi là các dòng vốn nước ngoài, khi các nhà đầu tư tìm lãi suất cao trong lúc các ngân hàng các nước phát triển duy trì lãi suất ở mức gần 0%. Thêm vào đó, kế hoạch dành 600 tỷ USD để mua tài sản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang bơm thêm tiền vào hệ thống này.
Theo IMF, các biện pháp nhằm kiểm soát đầu tư nước ngoài là thích hợp trong một số trường hợp. Trung Quốc đã tăng lãi suất cho vay chuẩn trong tháng Hai, lần thứ ba trong vòng bốn tháng và buộc các ngân hành phải tăng mức dự trữ vốn.
Ngày 8/3, Việt Nam cũng đã tăng lãi suất lần thứ ba trong vòng vài tháng gần đây. Ngày 2/3, Brazil đã tăng lãi suất thêm 0,5% và có thể sẽ tiếp tục tăng. Các ngân hàng trung ương tại Peru, Thái Lan và Hàn Quốc đều dự kiến tăng lãi suất cho vay trước cuối tuần này. Nhưng sự chú ý đang dồn về Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có tỷ lệ lạm phát hàng năm ở mức 5%.
Pierre Lapointe, nhà chiến lược vĩ mô toàn cầu thuộc công ty môi giới Brockhouse Cooper có trụ sở tại Montreal, Canada cho rằng, một số biện pháp của Bắc Kinh đã phát huy tác dụng khi mức tăng giá nhà giảm từ 12% xuống 6%. Tuy nhiên, lạm phát vẫn tiếp tục tăng do giá lương thực tăng và sẽ khó kiểm soát hơn. Để kiểm soát giá nhà, chính phủ có thể tăng yêu cầu dự trữ vốn, nhưng đây lại không phải là giải pháp có thể áp dụng với lương thực./.
Việc giá dầu thô tăng vọt có thể là "giọt nước làm tràn ly" đối với các nước như Brazil, Việt Nam và Hàn Quốc, những nước đang phải kiềm chế đà tăng trưởng quá nóng bằng việc tăng lãi suất, kiểm soát vốn và triển khai các biện pháp kiểm soát giá cả khác.
Ông David Rosenberg, nhà kinh tế và chiến lược thuộc công ty Gluskin Sheff and Associates cho rằng, ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế đang nổi phát triển quá nóng cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.
Ông John Lipsky, Phó Tổng giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng lo ngại các nền kinh tế đang nổi như Brazil, Trung Quốc đang phát triển với một tốc độ quá nhanh. Mức tăng trưởng 6,5-7% đã bắt đầu cho thấy những dấu hiệu ban đầu của sự phát triển quá nóng.
Chu kỳ hưng thịnh-phá sản trong các thị trường đang nổi có thể làm tăng những bất ổn đối với nền kinh tế toàn cầu, vốn đã chao đảo vì những rối loạn địa chính trị và những khó khăn tài chính của các nước phát triển.
Thêm vào đó, nó có thể gợi lại những ký ức về cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 đã làm rối loạn các thị trường tài chính toàn cầu.
Sự hưng thịnh của các thị trường đang nổi chỉ thể hiện tại các nền kinh tế phát triển thông qua giá cao hơn tại các trạm bơm xăng, các cửa hàng bán lương thực, thực phẩm và quần áo. Giá năng lượng và lương thực đã tăng từ trước khi xảy ra tình trạng rối loạn chính trị tại Bắc Phi và Trung Đông.
Sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu tại các nền kinh tế đang nổi cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đang làm tăng sức ép lạm phát toàn cầu. Nhưng yếu tố đặc biệt đối với các thị trường đang nổi là các dòng vốn nước ngoài, khi các nhà đầu tư tìm lãi suất cao trong lúc các ngân hàng các nước phát triển duy trì lãi suất ở mức gần 0%. Thêm vào đó, kế hoạch dành 600 tỷ USD để mua tài sản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang bơm thêm tiền vào hệ thống này.
Theo IMF, các biện pháp nhằm kiểm soát đầu tư nước ngoài là thích hợp trong một số trường hợp. Trung Quốc đã tăng lãi suất cho vay chuẩn trong tháng Hai, lần thứ ba trong vòng bốn tháng và buộc các ngân hành phải tăng mức dự trữ vốn.
Ngày 8/3, Việt Nam cũng đã tăng lãi suất lần thứ ba trong vòng vài tháng gần đây. Ngày 2/3, Brazil đã tăng lãi suất thêm 0,5% và có thể sẽ tiếp tục tăng. Các ngân hàng trung ương tại Peru, Thái Lan và Hàn Quốc đều dự kiến tăng lãi suất cho vay trước cuối tuần này. Nhưng sự chú ý đang dồn về Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có tỷ lệ lạm phát hàng năm ở mức 5%.
Pierre Lapointe, nhà chiến lược vĩ mô toàn cầu thuộc công ty môi giới Brockhouse Cooper có trụ sở tại Montreal, Canada cho rằng, một số biện pháp của Bắc Kinh đã phát huy tác dụng khi mức tăng giá nhà giảm từ 12% xuống 6%. Tuy nhiên, lạm phát vẫn tiếp tục tăng do giá lương thực tăng và sẽ khó kiểm soát hơn. Để kiểm soát giá nhà, chính phủ có thể tăng yêu cầu dự trữ vốn, nhưng đây lại không phải là giải pháp có thể áp dụng với lương thực./.
Thanh Hoa (TTXVN/Vietnam+)