Sáng 7/11, giá dầu trên thị trường châu Á được đẩy lên, trong bối cảnh giới đầu tư gia tăng kỳ vọng rằng kế hoạch thiết lập Chính phủ mới của Hy Lạp có thể giải quyết vấn đề nợ nần nghiêm trọng tại quốc gia này.
Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 12/2011 tăng 37 xu lên 94,63 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tăng 1,11 USD lên 113,08 USD/thùng. Michael McCarthy, chiến lược gia thuộc công ty CMC Markets, nhận định thị trường dầu mỏ đang nhận được sự hỗ trợ từ những thông tin tích cực của "xứ sở các vị thần."
Tại cuộc gặp hôm 6/11, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou, thủ lĩnh đảng đối lập Antonis Samaras và Tổng thống Carolos Papoulias đã đạt được thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh, nhằm kéo quốc gia đang chìm trong nợ nần này thoát khỏi bờ vực vỡ nợ.
Theo thỏa thuận, ông Papandreou đồng ý từ chức và các chính đảng nhất trí tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn vào ngày 19/2/2012. Chính phủ mới có nhiệm vụ thực thi các điều kiện trong thỏa thuận cứu trợ mà Liên minh châu Âu đã nhất trí với Hy Lạp hồi tháng 10 vừa qua, bao gồm việc siết chặt các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" để giảm nợ công và thâm hụt ngân sách.
Tuy nhiên, một số nhà giao dịch trên thị trường vẫn tỏ ra thận trọng về cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp và tình hình tài chính ngày một nghiêm trọng hơn của Italy.
Công ty tư vấn năng lượng Ritterbusch and Associates nhận định cho dù vấn đề tại Hy Lạp có tạm thời lắng xuống thì tình trạng nợ nần của Italy vẫn là một trở ngại lớn cho đà tăng trưởng của châu Âu./.
Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 12/2011 tăng 37 xu lên 94,63 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tăng 1,11 USD lên 113,08 USD/thùng. Michael McCarthy, chiến lược gia thuộc công ty CMC Markets, nhận định thị trường dầu mỏ đang nhận được sự hỗ trợ từ những thông tin tích cực của "xứ sở các vị thần."
Tại cuộc gặp hôm 6/11, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou, thủ lĩnh đảng đối lập Antonis Samaras và Tổng thống Carolos Papoulias đã đạt được thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh, nhằm kéo quốc gia đang chìm trong nợ nần này thoát khỏi bờ vực vỡ nợ.
Theo thỏa thuận, ông Papandreou đồng ý từ chức và các chính đảng nhất trí tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn vào ngày 19/2/2012. Chính phủ mới có nhiệm vụ thực thi các điều kiện trong thỏa thuận cứu trợ mà Liên minh châu Âu đã nhất trí với Hy Lạp hồi tháng 10 vừa qua, bao gồm việc siết chặt các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" để giảm nợ công và thâm hụt ngân sách.
Tuy nhiên, một số nhà giao dịch trên thị trường vẫn tỏ ra thận trọng về cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp và tình hình tài chính ngày một nghiêm trọng hơn của Italy.
Công ty tư vấn năng lượng Ritterbusch and Associates nhận định cho dù vấn đề tại Hy Lạp có tạm thời lắng xuống thì tình trạng nợ nần của Italy vẫn là một trở ngại lớn cho đà tăng trưởng của châu Âu./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)